Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

Bắt Tổng giám đốc Euro Auto, khởi tố các đồng phạm

Cục Cảnh sát kinh tế - C46 (Bộ Công An) bắt tạm giam một số lãnh đạo của Công ty Cổ phần Ô tô Âu Châu (Euro Auto) vì hành vi giả mạo giấy tờ trong nhập khẩu, kinh doanh ô tô bị Bộ Tài chính phát hiện năm 2016.

Truy nguồn gốc, số lượng xe BMW nhập vào Việt Nam
Khởi tố buôn lậu xe BMW: Tập đoàn BMW nói gì?
Dùng giấy tờ giả nhập BMW: Đề nghị khởi tố đại gia ô tô

Thông tin của VietNamNet cho biết, việc khởi tố và bắt giữ 3 người liên quan đến vụ việc ở Euro Auto được diễn ra vào chiều ngày 26/4.

Nguồn tin này tiết lộ trong số những người bị bắt có ông Nguyễn Đăng Thảo, Giám đốc Euro Auto.

Trước đó, Tổng cục Hải quan đã cho biết, công ty Euro Auto đã có hàng loạt những sai phạm trong việc nhập khẩu ô tô BMV được phát hiện qua quá trình thành tra, kiểm tra về phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại.

xe BMW, Euro Auto, gian lận xe bmw, buôn lậu, gian lận thuế

Cụ thể, Công ty này đã tự ý tiêu thụ hàng hóa là ô tô nhập khẩu nguyên chiếc hiêu BMW khi chưa được cơ quan hải quan cho thông quan, còn đang trong thời gian lưu kho chờ hoàn tất thủ tục thông quan.

Công ty cũng không không cung cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và các hồ sơ, chứng từ, tài liệu của ô tô BMW do công ty nhập khẩu và có dấu hiệu gian lận lừa dối khách hàng. Đơn vị này cũng bị phát hiện hành vi dấu hiệu về sử dụng tài liệu giả, như hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại... để nhập khẩu ô tô BMW.

Vì những sai phạm này, ngày 30/11, theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các đơn vị tạm dừng thông quan các lô hàng nhập khẩu xe ô tô BMW, đồng thời làm việc cụ thể với Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao để xem xét khởi tố vụ án đối với những hành vi sai phạm của Cty CP Ô tô Âu châu theo quy định.

Ngày 26/12, Cục Điều tra chống buôn lậu đã chuyển toàn bộ hồ sợ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an để tiếp tục thụ lý, điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.

L.Bằng

Quảng Ninh: Xóa sổ 20 cửa hàng chỉ bán cho người Trung Quốc

VietNamNet

© 1997-2017 Báo VietNamNet. All rights reserved.

Thành lập ngày 19/12/1997

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Số giấy phép: 1285/GP - BTTTT, cấp ngày 27/8/2008

Tổng Biên Tập: Phạm Anh Tuấn

Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Đường dây nóng: 0923 457 788

Điện thoại: (04) 37722729 , Fax: (04) 37722734 , Email: vietnamnet@vietnamnet.vn

Văn phòng đại diện tại TP.HCM: Lầu 5, tòa nhà TF, 408 Điện Biên Phủ, P.11, Q.10, TP.HCM.

Đường dây nóng: 0962 237 788 , Điện thoại: 08 3818 1436 , Fax: 08 3818 1433

® Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.

Thị trường ô tô tháng 5 vẫn sẽ tiếp đà giảm giá?

Thị trường ô tô tháng 4 ghi nhận đại tiệc giảm giá của các hãng xe, rất nhiều người đang chờ đợi giá bán sẽ tiếp tục giảm trong tháng tới.

Ô tô Suzuki thể thao hơn 200 triệu, dạo phố cực thích
Ô tô giảm 580 triệu: Vô địch mất giá trên thị trường Việt
Ô tô Hyundai 189 triệu ra hàng, toàn thị trường ngóng đợi
Công nghiệp ô tô Việt Nam có gì sau 20 năm

Thị trường ô tô tháng 4 ghi nhận đại tiệc giảm giá của các hãng xe. Có một số mẫu ô tô giảm tới hơn 100 triệu đồng. Đà giảm chưa có dấu hiệu chững lại. Nhiều chuyên gia nhận định thị trường ô tô vẫn sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Đại tiệc giảm giá tháng 4

Mở đầu tháng 4, các đại lý của Honda Việt Nam tung ra chiêu bài giảm giá cho một số mẫu ô tô của hãng. Cụ thể, Xe Honda City 2017 bản số sàn giảm từ 533 triệu đồng xuống chỉ còn 501 triệu đồng, bản tự động giảm từ 583 triệu đồng xuống 551 triệu đồng.

Honda Civic được giảm trực tiếp từ 30 - 40 triệu đồng xuống còn 910 - 920 triệu đồng. Mẫu Honda Odyssey giảm giá tới 60 - 70 triệu đồng.

ô tô giá rẻ, ô tô cũ, xe cũ giá rẻ, mua ô tô, ô tô giảm giá

Kết thúc tháng 4, thị trường ô tô tiếp tục ghi nhận mức giảm 60 triệu đồng từ Ford.

Đặc biệt, Honda CR-V được các đại lý áp dụng chương trình giảm giá tới 110 triệu đồng, hiện giá bán thực tế của CR-V chỉ còn ở mức khoảng 950 triệu đồng. Đây là mức giá thấp kỷ lục của mẫu ô tô này kể từ khi được ra mắt tại thị trường Việt Nam.

Không chịu kém cạnh, một người đồng hương khác của Honda là Toyota cũng mạnh tay giảm giá cho các sản phẩm của mình.

Mẫu Toyota Camry có mức giảm tới 55 triệu đồng, đây cũng là mức giảm cao nhất của Toyota trong tháng 4. Một số mẫu ô tô khác như, Toyota Hilux giảm 15 triệu đồng; Toyota Innova giảm 30 - 40 triệu đồng; Toyota Vios giảm 20 - 25 triệu đồng,... Doanh số bán ra của Toyota vẫn duy trì ổn định, một số mẫu Vios hay Fortuner vẫn đang “làm mưa, làm gió” trên thị trường.

Đến gần cuối tháng 4, hãng ô tô Chevrolet bất ngờ tham gia vào cuộc đua giảm giá. Mẫu xe bán tải Colorado được Chevrolet giảm giá cao nhất, với mức giảm từ 30-70 triệu đồng tùy phiên bản.

Hiện tại, các phiên bản của Colorado đang được niêm yết giá bán tại các đại lý là: 599 – 769 triệu đồng. Chevorlet Aveo (xe Gentra trước đây) đồng loạt giảm 30 triệu đồng. Chevrolet Cruze có mức giảm giá khá lớn, từ 50-60 triệu đồng, tùy phiên bản.

Hai mẫu xe đa dụng là Orlando và crossover Captiva được điều chỉnh giảm từ 15-24 triệu đồng.

Kết thúc tháng 4, thị trường ô tô tiếp tục ghi nhận mức giảm 60 triệu đồng từ Ford. Một số mẫu xe như Ford Fiesta được các đại lý niêm yết giá giảm khoảng 37 - 44 triệu đồng. Ford Focus giảm 50 triệu đồng.

“Vua bán tải” Ford Ranger cũng có đà giảm giá dao động từ 20 - 40 triệu đồng tùy theo phiên bản. Ford EcoSport có mức giảm dao động từ 40 - 63 triệu đồng.

Mẫu minibus Ford Transit được giảm đồng loạt khoảng 50 triệu đồng với cả 3 phiên bản. Ford Everest đang có tốc độ tăng trưởng về mặt doanh số khá tốt. Tại thời điểm cưới tháng 4, Everest được giảm khoảng 30 triệu đồng với cả hai phiên bản 2.2L.

Tháng 5 vẫn tiếp đà giảm giá?

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, thị trường ô tô trong nước vẫn sẽ tiếp tục giảm giá trong 5 nhờ vào Hiệp định Thương mại nội khối ASEAN (AFTA).

Theo đó, một số mẫu ô tô được nhập khẩu trực tiếp từ các thị trường trong khối ASEAN như Thái Lan hay Indonesia sẽ được giảm thuế nhập khẩu từ 30% như hiện nay xuống 0% vào 1/1/2018.

ô tô giá rẻ, ô tô cũ, xe cũ giá rẻ, mua ô tô, ô tô giảm giá

Các hãng chấp nhận bớt đi lợi nhuận để tăng doanh số bán hàng.

Trên thị trường ô tô hiện nay, chỉ có một vài sản phẩm như Toyota Hilux, Toyota Fortuner, Ford Ranger,.... được nhập khẩu nguyên chiếc từ hai thị trường này. Tuy nhiên, các mẫu ô tô được nhập từ các thị trường khác hoặc được lắp ráp trong nước, dù không được giảm thuế nhưng cũng bị cuốn theo “cơn bão” giảm giá này.

Lý do của các hãng ô tô đưa ra đều giống nhau, họ không muốn thị phần của mình rơi vào tay đối thủ. Vì vậy, các hãng ô tô buộc phải giảm giá để cạnh tranh với các đối thủ xe nhập. Nói theo cách khác, các hãng chấp nhận bớt đi lợi nhuận để tăng doanh số bán hàng.

Ví dụ, phân khúc SUV 7 chỗ đang là cuộc đua khốc liệt giữa Toyota Fortuner và Honda CR-V. Trong khi Fortuner đang có lợi thế nhờ được nhập nguyên chiếc từ Indonesia và sẽ được giảm giá rất mạnh trong tương lai gần, thì Honda CR-V được lắp ráp trong nước và sẽ không chịu ảnh hưởng từ việc giảm thuế nhập khẩu vào năm 2018.

Chính vì vậy, Honda CR-V buộc phải tự cứu lấy mình bằng cách giảm giá để kích cầu cũng như giành thị phần trước đối thủ đồng hương.

Việc các hãng ô tô mạnh tay giảm giá như hiện nay đang có tác động rất lớn tới thị trường, rất nhiều khách hàng chờ đợi một mức giá hấp dẫn hơn trong thời gian tới. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận người tiêu dùng "phật lòng" khi các mẫu ô tô vừa mua đã nhanh chóng mất giá.

(Theo VTC News)

Mua điều hòa nội địa Nhật: Hàng chuẩn tiết kiệm điện?

Máy lạnh nội địa Nhật là máy lạnh sản xuất cho người Nhật, không dùng để xuất khẩu. Với truyền thống của Nhật thì đồ nội địa luôn có chuẩn chất lượng cao hơn hàng xuất.

Mua điều hòa: Những dấu hiệu giúp tiết kiệm điện tối đa
Bí quyết dùng điều hòa "thả ga" không lo… hóa đơn tiền điện
Vốn 0 đồng, thợ điều hòa 'buôn nước bọt' kiếm 80 triệu/tháng

Phần lớn người mua máy lạnh lần đầu đều không biết thực sự mình cần gì cho đến khi mua đại một cái và nhận ra hóa đơn tiền điện của họ tăng vọt, lúc ấy việc dè xẻn sử dụng máy lạnh khiến thiết bị này trở thành lãng phí. Đồ dùng đầu tư mà càng ít dùng thì càng lãng phí.

Máy lạnh là vật dụng tiêu tốn nhiều điện năng, vì vậy khi đầu tư, người dùng cần chú ý nhiều nhất đến mức tiêu thụ điện của máy lạnh. Cùng một công suất đáp ứng, những chiếc máy lạnh khác nhau tiêu tốn điện năng rất khác nhau. Một chiếc máy lạnh tiết kiệm điện hay không phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ và linh kiện dùng để sản xuất ra nó. Thật thiếu sót nếu không đề cập đến những chiếc máy lạnh nội địa Nhật - đó là những chiếc máy lạnh thực sự tốt, rất tiết kiệm điện, và đi kèm với nó cũng là một số trở ngại.

Có 2 loại công nghệ được dùng phổ biến là Non-Inverter và Inverter (công nghệ biến tần). Máy non-inverter chỉ có 2 trạng thái hoạt động: chạy hết công suất và không chạy, máy inverter thì điều chỉnh công suất hoạt động được, có thể chạy chậm hoặc nhanh tùy theo nhu cầu. Inverter là công nghệ mới hơn, tiêu dùng ít điện năng hơn so với non-inverter. Máy lạnh nội địa Nhật từ lâu đã không còn sử dụng công nghệ non-inverter.

Gas trong máy lạnh là dòng vận chuyển nhiệt độ từ trong nhà thải ra ngoài nhà. Có 3 loại gas dùng cho máy lạnh: R22 (gas đời cũ, rẻ tiền, có hại cho tầng ozon, đã bị cấm ở một số quốc gia); R410A (gas cải tiến, rẻ tiền, phổ biến, có mặt trên các máy dùng công nghệ Inverter); R32 (gas đời mới, đắt tiền, chưa phổ biến, có mặt trên vài loại máy lạnh đời mới nhất). Tại thời điểm này, cân nhắc giữa giá và hiệu quả thì chọn R410A là hợp lý hơn cả.

Sở dĩ máy nội địa Nhật bền bỉ và luôn đứng top thế giới về hàng gia dụng là vì nó luôn được sản xuất với những linh kiện tốt nhất. Từ những thứ đơn giản như con ốc, sợi dây đến những thứ cao cấp hơn như mạch điện tử, động cơ, bạc đạn (vòng bi)... đều có chất lượng tốt và độ bền cao.

điều hòa, thợ điều hòa, tiết kiệm điện,

Hệ thống trao đổi nhiệt chất lượng cao và dùng linh kiện cao cấp góp phần quan trọng trong việc giảm tiền điện.


điều hòa, thợ điều hòa, tiết kiệm điện,

Máy lạnh nội địa Nhật dùng gas R410A tiết kiệm chi phí và hiệu quả.


điều hòa, thợ điều hòa, tiết kiệm điện,

Vì là hàng nội địa nên ngôn ngữ sử dụng là tiếng Nhật, tuy nhiên khi mua khách hàng thường được kèm theo remote tiếng Anh để thuận tiện sử dụng.


Đối với máy lạnh, những thứ sau đây quyết định đến lượng điện tiêu thụ: máy nén, ống dẫn, lá nhôm, quạt giải nhiệt, dây dẫn và mạch điện tử. Tất cả những linh kiện nêu trên được sản xuất với chất lượng tốt nhất chỉ nhằm vào một mục đích: giảm công hao phí, tăng hiệu suất hoạt động. Quạt sẽ không sinh nhiệt hao phí, hệ thống trao đổi nhiệt hoạt động hiệu quả không gây ứ đọng nhiệt, nội trở máy thấp nên chuyển hóa gần như toàn bộ năng lượng sang công có ích.

Đối với người dùng thông thường như chúng ta thì cách đánh giá chất lượng bên trong cái máy lạnh đơn giản là nhấc thử cái cục nóng máy lạnh lên xem nặng nhẹ thế nào. Hàng nội địa Nhật thường là nặng gấp rưỡi cho đến gấp đôi một chiếc máy lạnh bán đại trà trong siêu thị hiện nay.

Ưu điểm và khuyết điểm của máy lạnh nội địa Nhật so với máy lạnh thông dụng bán trên thị trường:

Ưu điểm:

Hàng second-hand nội địa Nhật có giá khá mềm, tại thời điểm viết bài, 1 chiếc inverter 1HP có giá 5-6 triệu đồng, 1.5HP có giá khoảng 7-8 triệu đồng, 2HP có giá 9-10 triệu đồng;

Tiêu thụ điện tiết kiệm, có khi chỉ bằng ½ so với những chiếc máy lạnh đại trà cùng công suất;

Hoạt động êm ái ngay cả khi đã có tuổi (sau hàng năm vẫn êm).

Khuyết điểm:

Hàng second-hand tuy dễ mua nhưng chất lượng không đồng đều tùy thuộc vào đảm bảo miệng của người bán;

Không có phân phối chính hãng tại Việt Nam;

Dùng điện 100V (trừ dòng máy công suất từ 2HP trở lên thì có thể đấu trực tiếp điện 220V).

Nếu người dùng sẵn sàng vượt qua những khuyết điểm nêu trên, họ sẽ được đền đáp xứng đáng bằng một chiếc máy lạnh rất tốt, khá rẻ và quan trọng nhất là nhẹ tiền điện sử dụng mỗi tháng trong thời điểm nắng nóng này.

(Theo Phụ nữ TP.HCM)

Nhà không giấy tờ cũng… đắt như tôm tươi!

Người mua nhà đất mập mờ về pháp lý có thể mất trắng.

‘Cò’ thổi giá, đất nền nhà phố tăng vùn vụt
Buôn đất Sài Gòn: 3 ngày tăng thêm 1 tỷ
Ai tạo ra cơn sốt đất tháng 4 ở Cần Giờ?
Đi đâu cũng gặp cò đất
Đất nền vùng ven TP.HCM “sốt” giá

Giá nhà đất ở các quận/huyện vùng ven TP.HCM đang nhảy múa từng ngày. Đáng chú ý là không chỉ nhà đất có giấy tờ hợp pháp mới lên cơn sốt mà đất còn mập mờ về pháp lý, chưa có giấy tờ pháp lý… cũng đắt như tôm tươi!

Sôi động nhà đất giấy tay

Trong vai người đi tìm mua nhà đất, chúng tôi đến một số quận/huyện vùng ven như quận 9, Thủ Đức, Hóc Môn… Đến đâu chúng tôi cũng được cò đất giới thiệu rất nhiều nhà đất giấy tờ pháp lý không đảm bảo với giá cao ngất ngưởng. Phổ biến nhất là trường hợp nhà không đủ diện tích tối thiểu để tách thửa, chủ đất bán cho người mua nhà bằng giấy tay rồi nhờ các văn phòng thừa phát lại lập vi bằng làm chứng.

Đến xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, chúng tôi vừa dừng lại tại một biển quảng cáo mua bán nhà đất trên đường Phan Văn Hớn, ấp 2 thì một cò đất đã xuất hiện ngay trước mặt và đon đả giới thiệu. Khi biết khách có nhu cầu mua nhà đất giá dưới 1 tỉ đồng, cò đất tự giới thiệu tên là Minh tặc lưỡi: “Ở khu vực này mua nhà đất có giấy tờ đầy đủ thì khó tìm lắm, chủ yếu là nhà đất mua bán qua vi bằng thôi. Dạng này thì đầy nhóc”.

Dẫn PV vào một căn nhà mới xây nằm trong hẻm sâu tại ấp 2, cò đất Minh cho biết: “Nếu mua căn này thì phải đứng chung sổ với người khác”. Với diện tích chỉ 21 m2, mua bán qua giấy tờ tay nhưng căn nhà này được cò hét giá tới 750 triệu đồng.

Tại dãy nhà với khoảng 20 căn, diện tích từ 3,5 x 11 m trên đường XTT6-2 thuộc xã Xuân Thới Thượng chỉ còn duy nhất một căn đang được chào giá 930 triệu đồng. Thấy chúng tôi có vẻ chần chừ về giấy tờ pháp lý, cò đất tên Hoàng nói: “Hiện nay Nhà nước đã cấp sổ cho nhà mua giấy tay đến năm 2008 rồi. Nhà mới xây sau này chỉ cần chờ thêm hai năm nữa là được cấp thôi, lo gì (!). Ở đây người ta mua xong đứng chung sổ hết, em mua mà không ở thì đầu tư cũng có lời to”.

đất nền, nhà đất, cò đất, sốt đất, sổ đỏ, mua đất

Nhà không giấy tờ cũng… đắt như tôm tươi!

Nói xong, Hoàng chỉ căn nhà cuối cùng của dãy nhà trên và cho hay: “Tháng trước có khách đã mua với giá 650 triệu đồng. Mới mua xong đã có người trả chênh lệch 100 triệu đồng nên bán luôn”. PV đề nghị được xem tờ sổ chung thì cò đất đưa ra một tờ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phôtô vẫn đứng tên chủ đất cũ. Những người mua đất không hề được cập nhật lên cuốn sổ chung này.

“Sau khi cùng chủ đất ra văn phòng thừa phát lại lập vi bằng, mỗi người mua nhà sẽ được cầm một bản vi bằng kèm theo một bản phôtô sổ hồng chung là xong! Hơn nữa, em theo dõi thông tin trên báo đài thì biết Hóc Môn sắp lên quận Gò Môn rồi nên giá nhà đất ở đây tăng nhanh lắm. Chần chừ là mất cơ hội ngay” - cò đất Hoàng thuyết phục chúng tôi.

Biết rủi ro nhưng vẫn mua

Tại một khu đất trên đường Nguyễn Bình thuộc xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè có khá nhiều dãy nhà đã có dân cư vào ở. Trong căn nhà có diện tích khoảng 30 m2, vợ chồng anh Hải cho hay đã dọn về đây ở được khoảng một năm.

đất nền, nhà đất, cò đất, sốt đất, sổ đỏ, mua đất

Nhà đất mua bán dưới dạng giấy tờ tay sẽ chịu rất nhiều rủi ro. (Ảnh chụp tại huyện Hóc Môn, TP.HCM)

“Lúc mua nhà, chủ đất hứa sáu tháng sau sẽ có sổ dưới dạng đồng sử dụng cho mỗi căn. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thấy tăm hơi giấy tờ nhà đất ở đâu. Mua nhà kiểu này cũng hồi hộp lắm nhưng mình ít tiền, chỉ có thể mua được loại nhà ở theo kiểu này thôi” - anh Hải nói.

Tương tự, tại khu nhà chung sổ ở đường Tô Ngọc Vân thuộc phường Thạnh Xuân, quận 12 cũng đắt khách như tôm tươi. Chị Nguyễn Thị Lệ, sở hữu căn nhà đầu tiên trong dãy nhà trên, kể chị mới mua cách nay một năm. Căn nhà có diện tích 3 x 11 m, giá 650 triệu đồng.

“Giờ mà mua thì không còn giá này nữa đâu, đã lên 800-900 triệu đồng/căn rồi. Biết là giấy tờ không đầy đủ sẽ gặp phiền phức nhưng ít tiền nên cũng không có nhiều lựa chọn. Mà chọn riết rồi không có nhà để mà mua nữa thì khổ” - chị Lệ chia sẻ.

Theo khảo sát của chúng tôi, hiện có không ít khu đất đang được rao bán là do cò đất, nhà đầu cơ đứng ra mua lại cả khu của người dân rồi phân lô bán nền. Họ mua để găm hàng, chờ giá cao bán lại. Khách hàng bỏ tiền tỉ để mua đất dạng này và chờ nhiều năm nhưng vẫn không được chủ đầu tư giao đất hoặc có đất cũng không thể xây được nhà do vướng quy hoạch.

Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, những trường hợp mua bán thông qua văn phòng thừa phát lại làm chứng bằng cách lập vi bằng thật ra cũng là hình thức mua bán giấy tay. Luật sư Hậu cho biết những vi bằng được lập chỉ có giá trị làm chứng, không có giá trị như một hợp đồng mua bán.

Do đó khi có tranh chấp, ra tòa thì văn bản này không thể thay thế hợp đồng mua bán, có công chứng của các phòng công chứng nhà nước hoặc văn phòng công chứng. Thế nên người mua hoàn toàn thua trắng.

“Người dân không nên mua bán nhà dưới dạng giấy tờ tay vì sẽ chịu rất nhiều rủi ro” - luật sư Hậu khuyến cáo.

Giá cao chót vót dù không giấy tờ

Theo khảo sát của chúng tôi, đa phần những căn nhà mập mờ về pháp lý, giấy tờ tay có diện tích 20-40 m2, được xây khá kiên cố, gồm một trệt và một lửng. Điều đáng ngạc nhiên là cách đây khoảng ba năm, những căn nhà dạng này có giá tầm 300-400 triệu đồng/căn thì nay đã bị hét giá lên 800-900 triệu đồng, thậm chí hơn 1 tỉ đồng/căn.

Nhiều chuyên gia cảnh báo mặc dù nhà đất đang được nhiều người tìm mua nhưng phân khúc này tiềm ẩn không ít rủi ro, nếu người mua không tỉnh táo rất dễ dính bẫy của giới đầu cơ.

“Đất nền tiềm ẩn rủi ro cao về tính pháp lý. Đó là tình trạng chung sổ, có đất nhưng không thể xây dựng do vướng quy hoạch, chủ dự án chưa hoàn thành các nghĩa vụ tài chính, đất đang có tranh chấp…” - giám đốc một công ty bất động sản lưu ý.

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cảnh báo gần đây đang xuất hiện việc thổi giá khiến thị trường đất nền ở các quận/huyện vùng ven và khu vực lân cận TP.HCM tăng nóng một cách bất thường. Việc đẩy giá sẽ mang lại lợi ích cho một nhóm nhỏ người đầu cơ nhưng sẽ gây hại lớn cho cả thị trường, đặc biệt là những người có nhu cầu mua để ở.

(Theo Pháp luật TP.HCM)

Lâm Nữ - người chủ gốc Hoa bí ẩn của Thiên Ngọc Minh Uy

Sinh năm 1984, dân tộc Hoa, quốc tịch Việt Nam... là những thông tin cơ bản về bà Lâm Nữ - Giám đốc của Công ty đa cấp Thiên Ngọc Minh Uy. Mặc dù tham gia công ty muộn, số vốn góp cũng ít hơn các thành viên khác (chỉ 25% tổng vốn) nhưng bà Nữ vẫn đảm nhiệm chức danh Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Vừa bị rút giấy phép, Thiên Ngọc Minh Uy tuyên bố 'sự nghiệp vẫn tiếp tục'

Mới đây, thông tin Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy ngừng bán hàng đa cấp (BHĐC) được Cục Quản lý cạnh tranh chính thức thông báo. Sau hơn 10 năm hoạt động, công ty đa cấp này vẫn là “ẩn số” với nhiều người, thậm chí là với cả những người từng tham gia hoạt động đa cấp của Thiên Ngọc Minh Uy.

Thiên Ngọc Minh Uy, bán hàng đa cấp, kinh doanh đa cấp

Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy gồm ba thành viên góp vốn là bà Lê Thị Phương Thảo, bà Nguyễn thị Xuyến và bà Lâm Nữ. (Ảnh: Minh Uy)

Theo hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh thành lập ngày 30/6/2006, có trụ sở chính đặt tại đường Đồng Bông, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Công ty đăng ký 21 ngành nghề kinh doanh, trong đó ngành kinh doanh chính là bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào đâu (bán lẻ các loại hàng hóa bằng phương thức đa cấp). Hiện tại, Thiên Ngọc Minh Uy có 19 chi nhánh, một văn phòng đại diện và 65 địa điểm kinh doanh phân bố trên phạm vi toàn quốc.

Vốn điều lệ của doanh nghiệp là 20 tỷ đồng, gồm ba thành viên góp vốn: bà Lê Thị Phương Thảo (góp 10 tỷ đồng), bà Nguyễn Thị Xuyến và bà Lâm Nữ (mỗi người góp 5 tỷ đồng). Đáng chú ý là bà Lâm Nữ, mặc dù chỉ góp 25% số vốn nhưng lại được đảm nhiệm vị trí Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của công ty.

Trước đó, số vốn điều lệ của công ty chỉ có 10 tỷ đồng với tỷ lệ góp vốn chia đều giữa hai thành viên là bà Phương Thảo và bà Xuyến (mỗi người 5 tỷ đồng). Đến khi bà Lâm Nữ tham gia góp thêm 2,5 tỷ đồng thì đồng thời số vốn góp của bà Xuyến lại giảm chỉ còn 2,5 tỷ đồng, vốn của bà Phương Thảo không đổi.

Thiên Ngọc Minh Uy, bán hàng đa cấp, kinh doanh đa cấp

Tỷ lệ góp vốn của ba thành viên công ty Thiên Ngọc Minh Uy.

Bà Lâm Nữ tham gia vào danh sách thành viên công ty trong lần đăng ký thay đổi thứ 13 (6/2014). Thông tin ban đầu ghi rõ, bà Lâm Nữ sinh năm 1984, dân tộc Kinh, quốc tịch Việt Nam. Nhưng đến lần thay đổi thứ 15, thông tin về bà Nữ lại thay đổi thành dân tộc Hoa, quốc tịch Việt Nam.

Chỉ sau hai năm (từ năm 2014 - năm 2016), số vốn điều lệ của công ty tăng từ 10 tỷ đồng lên 20 tỷ đồng. Với tỷ lệ góp vốn giữ nguyên, số tiền góp của mỗi thành viên đều tăng lên gấp đôi.

Theo báo cáo tổng hợp về lịch sử đăng ký doanh nghiệp trên Cơ sở quốc gia về đăng kí doanh nghiệp, Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy đăng ký 21 ngành, nghề kinh doanh.

Nếu dừng kinh doanh ngành, nghề chính là bán lẻ các loại hàng hóa bằng phương thức đa cấp (chỉ hoạt động khi có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động BHĐC) thì doanh nghiệp vẫn còn hoạt động trong 20 ngành, nghề đã đăng ký khác như dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khoẻ tương tự (trừ hoạt động thể thao), cắt tóc, làm đầu, gội đầu, hoạt động dịch vụ phục vụ hôn lễ...

(Theo Kinh tế & Tiêu dùng)

Đi nghỉ bằng máy bay: Chỗ ngồi nào an toàn nhất trên máy bay?

Nếu đi nghỉ lễ bằng máy bay, bạn có biết ghế ngồi nào là an toàn nhất? Các chuyên gia chỉ ra rằng có một số chỗ trên máy bay có tỷ lệ sống sót cao hơn cả.

Phi công tiết lộ chỗ ngồi tốt nhất trên máy bay
Ngả ghế trên máy bay có bị coi là thô lỗ?
9 sai lầm thường mắc khi đặt vé máy bay
Lý do vì sao máy bay tắt điện khi hạ cánh

Trước thông tin về những vụ tai nạn hàng không gây chấn động, có không ít người cảm thấy hoang mang lo sợ. Vậy, vị trí ngồi nào là an toàn và có khả năng sống sót cao nhất trên các chuyến bay?

Có thể nói, hàng không là hình thức vận chuyển an toàn nhất. Tại Mỹ, năm 2016 là năm thứ 7 liên tiếp không có trường hợp nào chết do máy bay rơi trên các lịch trình bay được chính quyền công nhận.

máy bay, hành khách, hàng không, tiếp viên

Ảnh minh họa - Seatmaestro

Theo ước tính, tổng thể của các chuyên gia, xác xuất tử vong trong một vụ tai nạn máy bay chỉ là một trên hàng triệu.

Dù vậy, nhiều người vẫn băn khoăn về nơi an toàn nhất trong trường hợp xảy ra một vụ tai nạn. Nhưng mỗi kiểu tai nạn lại có vị trí an toàn này khác nhau.

Alison Duquette, phát ngôn viên của Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) cho biết: “Mỗi sự cố hoặc vụ tai nạn đều có tính độc nhất. Nó có thể là sự giảm độ cao đột ngột, hạ cánh dưới nước hoặc va chạm đường băng. Vì thế, hhông có chỗ nào là an toàn nhất”.

Ngoài ra, Ủy ban an toàn giao thông quốc gia Mỹ (NTSB) cũng chưa có số liệu thông kê cũng như chưa từng thực hiện nghiên cứu nào về chỗ ngồi an toàn nhất.

Tuy nhiên, theo khảo sát của một số cơ quan thông tấn, trên máy bay thực sự có những ghế “vàng”.

Năm 2007, Tạp chí chuyên về khoa học - công nghệ Popular Mechanics đã phân tích các dữ liệu của NTSB về ghế ngồi trong mọi tai nạn máy bay thương mại có cả người sống sót lẫn tử vong của Hoa Kỳ kể từ năm 1971.

máy bay, hành khách, hàng không, tiếp viên

Kết quả của tạp chí Popular Mechanics thống kê: Tỷ lệ sống sót ở các ghế cuối là cao nhất, 69%; ghế giữa là 56% và ghế đầu là 49%.

Kết quả là, những hành khách ngồi gần đuôi máy bay có khả năng sống sót sau tai nạn hàng không nhiều hơn 40% so với những hành khách ngồi gần đầu máy bay.

Ghế ngồi phía gần đuôi máy bay tính từ mép sau của cánh có tỷ lệ sống sót 69%, trong khi chỗ ngồi ngang cánh có tỷ lệ sống sót 56%. Số ghế ngồi khoang trước, chiếm 15% tổng số ghế trên máy bay, có tỷ lệ sống sót 49%.

Năm 2015, Time cũng đã tiến hành một phân tích trong đó nghiên cứu dữ liệu trong 17 vụ tai nạn hàng không xảy ra từ năm 1985 trở lại đây của FAA và tìm thấy những kết quả tương tự.

Họ kết luận rằng chỗ ngồi vị trí ngang cánh máy bay có tỷ lệ tử vong thấp nhất (32%) trong khi con số đó tại vị trí khác thì cao hơn hẳn, với 39% ở ghế ngồi ở đầu và 38% ở ghế ngồi cuối máy bay.

máy bay, hành khách, hàng không, tiếp viên

Thống kê của tạp chí Time về tỷ lệ tử vong đối với các vị trí trên khoang máy bay, trong đó cho thấy tỉ lệ thấp nhất là ở phần đuôi máy bay (đặc biệt là ở hành lang), sau đó đến phần thân giữa máy bay và phần đầu có tỷ lệ tử vong cao hơn cả. Ảnh: Time

Đáng lưu ý, ghế hành lang ở đuôi máy bay được coi là an toàn nhất, với tỷ lệ tử vong chỉ 28%. Trong khi đó, ghế ít an toàn nhất là ghế hành lang của phần giữa máy bay với tỷ lệ tử vong 44%.

Các nhà nghiên cứu của Time cũng nhấn mạnh rằng mỗi tai nạn cụ thể đều có những đặc điểm khác nhau, do đó con số trung bình trong khảo sát có thể không hoàn toàn chính xác.

Nhưng nhìn chung, đuôi máy bay nơi có ghế ngồi tốt hơn những vị trí khác trong trường hợp rủi ro.

Không chỉ vị trí ghế ngồi, có rất nhiều yếu tố khác để tăng cơ hội sống sót nếu không may gặp tai nạn hàng không.

Chú ý đến thiết bị đảm bảo an toàn, nắm được vị trí cửa thoát hiểm gần nhất… là những điều cần làm để cứu sống bản thân.

Nhưng dù sao cũng đừng nên quá lo lắng, bởi tỷ lệ một vụ máy bay rơi là cực cực hiếm, và ngồi lên máy bay vẫn an toàn hơn nhiều so với việc leo lên yên xe máy rồi phóng ra đường.

(Theo Huffington Post/ Phụ nữ TP.HCM)