Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

Techcombank bổ nhiệm tổng giám đốc mới

Ngày 23/9 Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam bổ nhiệm ông Nguyễn Lê Quốc Anh vào chức vụ Tổng Giám đốc. Tân Tổng giám đốc từng được bổ nhiệm vị trí Phó tổng giám đốc phụ trách điều hành Techcombank.

Phát biểu trong ngày đầu giữ vị trí Tổng Giám đốc Techcombank, ông Nguyễn Lê Quốc Anh chia sẻ: “Tôi luôn mong muốn được mang những kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn tích lũy được ở các tổ chức và tập đoàn hàng đầu thế giới về xây dựng doanh nghiệp Việt lớn mạnh, từ đó, góp phần phát triển kinh tế và xã hội Việt Nam. Ước mơ này đã được hiện thực hóa khi tôi làm việc và cống hiến cho Techcombank - một ngân hàng Việt Nam lớn mạnh, với nhiều tiềm năng phát triển. Tôi cùng Ban điều hành Ngân hàng luôn kiên định sẽ nỗ lực tối đa đưa Techcombank ngày càng phát triển, và hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng tầm cỡ khu vực.”

Ông Nguyễn Lê Quốc Anh gia nhập Techcombank từ tháng 5/2015 với vị trí Giám đốc Khối Chiến lược và Phát triển. Đầu năm 2016, ông được bổ nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc phụ trách điều hành Ngân hàng trước khi chính thức nhận chức Tổng Giám đốc Techcombank ngày hôm nay. Trong thời gian này, ông Nguyễn Lê Quốc Anh đã góp phần tạo nên nhiều thành công nổi bật về kinh doanh, phát triển nhân lực và nâng tầm thương hiệu Techcombank.

vietnamnet

Tính đến hết 31/08/2016, Techcombank đã đạt lợi nhuận trước thuế ở mức 2.836 tỷ đồng, hoàn thành 80% kế hoạch lợi nhuận năm 2016. Đồng thời, Ngân hàng đã kiểm soát tốt chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động với tỷ trọng chi phí trên thu nhập ở mức 32,34% cho 8 tháng đầu năm 2016. Với sự dẫn dắt của ông, các mục tiêu phát triển nhân lực, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và nâng cao chất lượng môi trường làm việc cũng ghi nhận kết quả tích cực.

Ông Hồ Hùng Anh- Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Techcombank cho biết: “Sau 06 tháng đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc phụ trách điều hành, ông Nguyễn Lê Quốc Anh đã chứng tỏ được năng lực vượt trội và khả năng tiên phong, dẫn dắt ngân hàng triển khai nhiều sáng kiến đổi mới, tạo đà bứt phá mạnh mẽ trong thời gian tới. Tôi tin tưởng rằng, với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và quản trị ngân hàng quốc tế, đặc biệt với đam mê cống hiến để phát triển thành công một doanh nghiệp Việt vươn tầm quốc tế, ông Nguyễn Lê Quốc Anh sẽ dẫn dắt Techcombank hoàn thành xuất sắc mục tiêu chiến lược của Ngân hàng, từ đó, mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng và cổ đông".

Ông Nguyễn Lê Quốc Anh là chuyên gia trong các lĩnh vực: Thiết lập tư duy chiến lược, quản lý dự án, phân tích kinh doanh và xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả, chiến lược kinh doanh và marketing, xây dựng kiến trúc hệ thống công nghệ. Trước khi đến với Techcombank, ông từng giữ các vị trí cao cấp tại các tổ chức lớn tại Mỹ như T-Mobile US, Wells Fargo Bank, Nissan USA, Fortress Investment Group, , McKinsey & Co, Viện Nghiên cứu Quốc gia Argonne, Pacific Gas & Electric Co và nhiều tổ chức quốc tế khác.

Doãn Phong

Sếp ngân hàng lừa 4 tỷ đồng, trốn truy nã 7 năm ở Campuchia

Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm, Công an TP.HCM vừa bắt giữ bị can Nguyễn Hoàng Ngân (trú quận 4) bị truy nã 7 năm nay về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngân nguyên là Trưởng phòng Giao dịch Bình Chánh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chi nhánh Chợ Lớn.

Bầu Kiên 'mở đầu' danh sách đại gia chứng khoán vào tù
Sếp bự ngân hàng vào tù: Công thần thành tội đồ
Đại gia Liên Khui Thìn: Giấc mơ dang dở sau khi ra tù

Hồ sơ vụ án thể hiện, giữa năm 2009, ông Nguyễn Văn M (trú quận 4) là giám đốc Công ty TNHH - TMDV Minh Đồng (trụ sở quận 10) có nhu cầu vay vốn nên đến Phòng Giao dịch Bình Chánh - Ngân hàng Samcombank chi nhánh Chợ Lớn để làm thủ tục thế chấp 2 căn nhà ở đường Bến Vân Đồn, quận 4, vay tiền.

Tại đây, ông M quen biết với Ngân là Trưởng phòng Giao dịch Bình Chánh. Theo Ngân hướng dẫn, ngày 13-6-2009, ông M làm thủ tục thế chấp 2 căn nhà và được ngân hàng duyệt cho vay 2,8 tỷ đồng. Đáng nói quá trình làm hồ sơ vay vốn, ông M nhờ Ngân kê khai sẵn và ông chỉ việc ký tên, đóng dấu công ty.

lừa đảo chiếm đoạt tài sản, sếp ngân hàng, truy nã, truy nã Nguyễn Hoàng Ngân
Đối tượng Nguyễn Hoàng Ngân

Lợi dụng việc này, Ngân làm sẵn các giấy nhận nợ khống của các đợt vay tiền rồi giao cho ông M ký tên, đóng dấu. Ngoài ra, Ngân yêu cầu chị Nguyễn Thị T là người được ông M giao nhiệm vụ theo dõi hợp đồng vay vốn, ký vào mục người nhận tiền trong các biểu mẫu. Sau đó, Ngân chuyển cho thủ quỹ Phòng Giao dịch Bình Chánh chi 2,8 tỷ đồng. Ngân là người trực tiếp nhận tiền rồi chiếm đoạt luôn, không giao cho ông M. Ngân nói với ông M ngân hàng không duyệt cho vay. Khi ông M đòi lại các giấy tờ nhà thì Ngân khất hết lần này đến lần khác. Bị ông M đòi nhiều lần, cuối cùng Ngân thú nhận sự thật và hứa sẽ giải quyết dứt điểm nhưng rồi… biến mất.

Ngoài ra, cũng trong giai đoạn tháng 6-2009, Ngân lấy cớ cần tiền mua nhà gấp, mượn của ông M 60 nghìn USD, hứa trong vòng 1 tháng sẽ hoàn trả, nhưng sau đó... im bặt. Ông M đã tố cáo đến cơ quan CSĐT Công an TP.HCM. Lúc này, Ngân đã ôm 4 tỷ đồng của ông M và bỏ trốn nên công an khởi tố vụ án, khởi tố bị can, phát lệnh truy nã đối với Ngân.

Theo Ngân khai, khi bỏ trốn, Ngân đi “đường chui” sang Campuchia, rồi làm giấy tờ giả mang quốc tịch Campuchia để sinh sống. Một thời gian ngắn, Ngân mở công ty chuyên kinh doanh thiết bị điện tử và đồng thời lấy vợ, sinh con. Thi thoảng Ngân có đến cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh để giao dịch buôn bán.

Mới đây, khi Ngân xuất hiện tại khu vực cửa khẩu đã bị trinh sát Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm, Công an TP.HCM phối hợp cùng Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Mộc Bài phục kích, tóm gọn.

(Theo ANTĐ)

Hà Tĩnh - Nghệ An: Tranh cãi nhau về trạm thu phí BOT

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị giảm phí, di dời Trạm thu phí BOT đặt đầu cầu Bến Thủy 1, cầu Bến Thủy 2, còn phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nói: "Cái đó liên quan gì đến Hà Tĩnh đâu".

Độc quyền BOT: Ăn gian 500 triệu/ngày, dân è cổ đóng phí
Nhờ ‘cơ chế mềm’, các trạm BOT mọc san sát nhau
Dự án BOT đã sai phạm, lại 'ăn dày'

Vừa qua, ông Đặng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, đã ký công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ GTVT, Bộ Tài chính, Tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông 4 (Cienco 4) - nhà đầu tư và cơ quan chức năng kiến nghị di chuyển vị trí hai trạm thu phí đầu cầu Bến Thủy 1, cầu Bến Thủy 2 (nối quốc lộ 1A qua sông Lam thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh) về vị trí phù hợp.

Đồng thời, đề nghị khẩn trương giảm mức phí đối với các phương tiện đi lại, đặc biệt tính toán giảm 60% giá vé cho người dân ở huyện Nghi Xuân, một số xã, phường của huyện Đức Thọ, huyện Hương Sơn và thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh).

trạm thu phí, trạm thu phí BOT, UBND tỉnh Hà Tĩnh, Cầu Bến Thủy 2, UBND tỉnh Nghệ An, tranh cãi về trạm thu phí BOT

Người dân thị trấn Xuân An (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) phàn nàn mỗi lần lái xe hơi từ nhà sang TP Vinh (Nghệ An) chỉ 3 km (cả đi và về) nhưng mất 90.000 đồng tiền phí qua Trạm thu phí Bến Thủy 1.

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh, vị trí đặt trạm thu phí trên không phù hợp với việc đầu tư các công trình đã đầu tư và mức thu phí quá cao (hiện ô tô con là 45.000 đồng/lượt). Điều này là không phù hợp với thu nhập của người dân.

Đặc biệt, các phương tiện đi lại của nhân dân ở huyện Nghi Xuân (trừ xã Xuân Lĩnh), một số xã, phường của huyện Đức Thọ, Hương Sơn và thị xã Hồng Lĩnh… (Hà Tĩnh) khi qua cầu Bến Thủy 1 và cầu Bến Thủy 2 không tham gia giao thông trên quốc lộ 1, tuyến tránh TP Vinh (Nghệ An) và quốc lộ 1 đoạn phía nam cầu Bến Thủy đến phía bắc, tuyến tránh TP Hà Tĩnh nhưng đã phải trả phí qua cầu nhiều năm nay dẫn đến người dân bức xúc.

Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cũng lập luận việc đặt hai trạm thu phí làm ảnh hưởng đến việc liên kết vùng theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; ảnh hưởng đến thu hút đầu tư, khách du lịch từ Nghệ An sang huyện Nghi Xuân - quê hương Đại thi hào Nguyễn Du.

Chiều 22-9, tại buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ GTVT (do Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa dẫn đầu), lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục kiến nghị nhà đầu tư giảm giá vé ở Trạm thu phí cầu Bến Thủy 1 và cầu Bến Thủy 2, di dời hai trạm thu phí trên.

Ông Dương Tất Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, cho biết: "Tại buổi làm việc, tỉnh Hà Tĩnh đã kiến nghị, đề xuất rõ ràng cụ thể và các bên đã phân tích nhiều về việc di dời hai trạm thu phí.

trạm thu phí, trạm thu phí BOT, UBND tỉnh Hà Tĩnh, Cầu Bến Thủy 2, UBND tỉnh Nghệ An, tranh cãi về trạm thu phí BOT

Trạm thu phí đầu cầu Bến Thủy 2 (Nghệ An).

Phía nhà đầu tư có đặt ra các vấn đề nếu di dời thì lại phải đề xuất với tỉnh Nghệ An, di dời vào Hà Tĩnh cũng phải xét lại là dân đi ra đi vô, ai đi được lợi nhiều hơn. Hiện họ chưa quyết định có di dời hai trạm thu phí hay không".

Sáng 23-9, trao đổi qua điện thoại về việc có nên di dời hai trạm thu phí đầu cầu Bến Thủy 1 và Bến Thủy 2 đang nằm trên địa bàn Nghệ An hay không? Ông Lê Ngọc Hoa, nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cienco 4, hiện là phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, cho biết: "Nên hay không nên không phải là một câu trả lời mà được.

Mà cái này Hà Tĩnh vớ vẩn, khi triển khai cả dự án này, phương án tài chính, vị trí đặt trạm thu phí, rồi tính toán lưu lượng các thứ là người ta đã làm việc với cả nhà đầu tư, nhà tín dụng và cả địa phương, cả Bộ GTVT.

Cái đó liên quan gì đến Hà Tĩnh đâu. Trạm thu phí đang nằm ở Nghệ An mà xe là xe cả nước đi qua chứ chắc xe huyện Nghi Xuân đâu.

Mà tôi được biết xe của người dân Nghi Xuân thì Tổng Công ty Cienco 4 đã tạo điều kiện cho rất nhiều người dân ở ngay đầu cầu được hưởng lợi rồi bằng việc tạo điều kiện cho họ đi qua bằng vé tháng ưu đãi (giảm giá - NV) ấy.

Còn trạm thì nằm ở Nghệ An mà trạm của cả nước, xe cả nước đi qua chứ chắc xe của Hà Tĩnh đâu. Nếu trạm của Hà Tĩnh thì họ đề nghị vậy là được".

(Theo PL TP.HCM)

Huyện được doanh nghiệp tự nguyện tặng 2 xế hộp

Thấy lãnh đạo huyện Nho Quan (Ninh Bình) trong quá trình đi làm nhiệm vụ gặp nhiều khó khăn, một công ty đốt lốp trên địa bàn đã tặng 2 xế hộp để lãnh đạo đi lại thuận tiện hơn.

Khổ vì được đối tác yêu mến, ‘tặng’ cả xe sang
Bất thường hàng loạt siêu xe nhập khẩu dạng biếu, tặng

Chiều ngày 23-9, bà Bùi Bích Thu, Chánh văn phòng UBND huyện Nho Quan (tỉnh Ninh Bình), xác nhận việc Công ty TNHH MTV Công nghiệp Hạ Long (Công ty Hạ Long, có địa chỉ ở thôn Liên Minh, xã Xích Thổ, huyện Nho Quan) đã tặng cho Huyện ủy và UBND huyện 2 chiếc ô tô 4 chỗ. “Hiện 2 chiếc xe đã được làm thủ tục sang tên đổi chủ và thuộc quyền quản lý của Văn phòng Huyện ủy và UBND huyện Nho Quan” - bà Thu cho biết.

Cụ thể, 2 xe sang được Công ty Hạ Long ngỏ ý tặng và được UBND tỉnh Ninh Bình đồng ý cho huyện Nho Quan tiếp nhận, sử dụng là một xe nhãn hiệu Toyota Fortuner, đăng ký lần đầu ngày 7-11-2014, được UBND huyện Nho Quan tiếp nhận sang tên ngày 18-1-2016, mang BKS 35A-016.66.

Chiếc ô tô thứ hai có nhãn hiệu Mazda CX5-AT-4WD, đăng ký lần đầu ngày 22-7-2014, được Huyện ủy Nho Quan đăng ký lần 2 ngày 18-1-2016, mang BKS 35A-018.88, do Văn phòng Huyện ủy quản lý.

doanh nghiệp tặng xe, huyện Nho Quan, tặng xe cho huyện NHo Quan

UBND huyện Nho Quan (Ninh Bình), được doanh nghiệp tự nguyện tặng cho 1 chiếc xe sang do thấy lãnh đạo đi làm nhiệm vụ khó khăn

Cả 2 chiếc xe này đều được sản xuất tại Việt Nam năm 2014, theo giá thị trường thì 2 chiếc xe trên thời điểm mới sản xuất đều có giá trên 1 tỉ đồng. “Xe được doanh nghiệp tặng cho huyện đã qua sử dụng, họ tặng xe cũ, còn xe đó có giá cả thế nào tôi cũng không rõ” - bà Thu nói.

Cùng ngày, trao đổi với báo chí, ông Phạm Văn Đại, Chánh văn phòng Huyện ủy Nho Quan, xác nhận được doanh nghiệp trên tặng xe. “Trước khi được tặng xe, huyện đã được cấp đủ 2 xe theo quy định. Sau khi có chiếc xe này, huyện đã chuyển 1 chiếc sang cho UBND huyện quản lý sử dụng” – ông Đại nói.

Cũng theo ông Đại, do huyện Nho Quan có tới 27 xã, thị trấn, địa hình đồi núi đi lại khó khăn, đặc biệt là trong công tác phòng chống lụt bão, thiên tai. Từ thực tế trên, Công ty Hạ Long đã có nhã ý tặng 2 xe để lãnh đạo huyện đi lại bớt vất vả hơn. Họ tự nguyện tặng, chứ huyện không đề nghị gì với doanh nghiệp”, ông Đại khẳng định.

Với việc được tặng thêm 1 xe, Huyện ủy chuyển sang 1 xe (trong khi đã được cấp đủ 2 xe theo quy định), hiện UBND huyện Nho Quan có tới 4 chiếc xe biển xanh, vượt quy định. “Theo quy định là thế nhưng thực tế xe sử dụng vẫn thiếu” - bà Thu nói.

Khi được hỏi lấy tiền đâu để chi cho bảo dưỡng, xăng dầu, thuê lái xe hàng năm? Bà Thu nói: “Dựa theo ngân sách được cấp hàng năm rồi huyện tính toán, phân phối sao cho hợp lý”. Ông Đại cũng khẳng định như vậy với phóng viên.

doanh nghiệp tặng xe, huyện Nho Quan, tặng xe cho huyện NHo Quan

Chiếc xe Mazda CX5-AT được Công ty Hạ Long tặng cho Huyện ủy Nho Quan và đã được đơn vị này tiếp nhận chuyển quyền sở hữu nhà nước tháng 1-2016

Được biết, Công ty Hạ Long tặng xế hộp cho Huyện ủy và UBND huyện Nho Quan, là công ty chuyên xử lý phế thải là các loại lốp cao su đã qua sử dụng để thành các loại nguyên nhiên liệu như dầu FO-R, than bột và tanh thép, được cấp phép hoạt động từ tháng 10-2013.

Khi được hỏi về việc doanh nghiệp tặng 2 xế hộp thì huyện có ưu ái, hay có cơ chế riêng gì không? Bà Thu nói không có ưu ái hay tạo cơ chế riêng nào cho bất cứ doanh nghiệp nào. “Tất cả đều phải hoạt động theo quy định của pháp luật” - bà Thu quả quyết.

Trước đó, tháng 3-2016, UBND tỉnh Ninh Bình được Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Hoa Lư (đóng trên địa bàn xã Xích Thổ, huyện Nho Quan) tặng 3 chiếc ô tô hạng sang của hãng Toyota trị giá 6,6 tỉ đồng để “phòng chống lụt bão” gồm chiếc Land Cruiser VX trị giá 2,85 tỉ đồng (sản xuất năm 2015), chiếc Land Cruiser GXR trị giá 2,39 tỉ đồng và chiếc Toyota Camry 2.5 Q có giá 1,36 tỉ đồng.

Đến ngày 6-7, UBND tỉnh Ninh Bình có công văn gửi Bộ Tài chính, xin xác lập quyền sở hữu Nhà nước cho 3 xe ô tô nói trên với mục đích “phục vụ cho phòng chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn” trên địa bàn. Tuy nhiên, sau đó tỉnh này lại có công văn xin hủy quyền sở hữu và trả lại xe cho doanh nghiệp trên do dư luận có nhiều ý kiến trái chiều.

(Theo NLĐ)

Đặc sản cá hồi: Việt Nam ngon bổ, thế giới cực độc

Trong khi cơ quan chức năng Mỹ đang cho rằng cá hồi nuôi là loại thực phẩm độc hại nhất thế giới, có nguy cơ cao gây ung thư thì ở Việt Nam, chuyên gia trong ngành lại cho rằng cá hồi là một trong những thực phẩm tốt nhất thế giới.

Ăn chảnh hội nhập: Cháo xương cá hồi, phở sườn bò Úc
Lạ Hà Nội: Mỗi ngày bán 300 bộ xương cá hồi

Mới đây, trên cộng đồng mạng, các bà nội trợ và người tiêu dùng tỏ ra hoang mang trước thông tin Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ cho rằng cá hồi là loại thực phẩm độc hại nhất thế giới.

Cụ thể, một bài báo viết: Cá hồi thường được ăn viên phân gà, bột bắp, đậu nành, dầu hạt cải biến đổi gene và các loại cá nhỏ khác có chứa độc tố; cá hồi nuôi chứa hàm lượng PCB, một chất gây ung thư; hàm lượng Omega-3 trong cá hồi nuôi rất thấp,...

Trước đó, TelegraphSeattle Times cũng đưa tin, một nghiên cứu ở Mỹ mới đây đã phát hiện cá hồi được đánh bắt ở Seattle bị nhiễm khuẩn từ nguồn nước chứa 81 loại thuốc, trong đó có thuốc kháng sinh và thuốc chống trầm cảm... Điều này cho thấy, nếu cá sống trong nguồn nước không đảm bảo thì rất dễ bị nhiễm các chất bẩn.

cá hồi, cá hồi nuôi, thịt cá hồi độc hại, thịt cá hồi tốt nhất, tranh cãi về thịt cá hồi, cá hồi ở mỹ, cá hồi Nauy
Người dân đang hoang mang trước thông tin cho rằng cá hồi nuôi là loại thực phẩm độc hại nhất thế giới

Năm 2004, trên trang web Sức khỏe của trường Đại học Harvard (Mỹ) công bố tìm thấy hóa chất tổng hợp Polychlorinated biphenyls (PCBs) trong cá hồi nuôi. PCBs có thể ngấm dần vào đất, nguồn nước hoặc di chuyển trong không khí và dễ dàng "tích tụ" trong chất béo, vì thế, cá càng béo như cá hồi thì càng có nguy cơ chứa nhiều chất độc hại.

Nghiên cứu sâu hơn, các chuyên gia phát hiện lượng mỡ ở cá hồi nuôi còn cao gấp 2 lần cá hồi tự nhiên, hàm lượng chất gây ung thư PCBs cao hơn 16 lần so với cá hồi tự nhiên, 4 lần so với thịt bò nuôi và 3,5 lần so với các loại hải sản khác. Và hầu hết các loại chất độc này nằm trong mỡ cá.

Những thông tin trên khiến người tiêu dùng, đặc biệt là các bà mẹ, hoang mang và sợ hãi, bởi cá hồi là một trong những loại thực phẩm họ thường mua về ăn sống và chế biến các món.

Tuy nhiên, các chuyên gia Việt Nam lại cho rằng, mọi người không nên quá lo lắng, rằng đó là những thông tin thất thiệt, không đáng tin cậy. Theo đó, cá hồi vẫn là một trong những loại thực phẩm tốt nhất thế giới.

Liên quan đến vấn đề này, TS. Bùi Quang Tề, nguyên Trưởng phòng Sinh học thực nghiệm (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I), cho biết, ông khá bất ngờ về thông tin cá hồi là loại thực phẩm độc hại nhất thế giới.

Theo ông, mỗi đất nước đều có những tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, về quy trình nuôi cá ở đâu cũng cần phải trải qua các bước cơ bản trước khi cá được xuất bán ra thị trường. Cơ quan kiểm định chất lượng thủy sản của các quốc gia trên thế giới, nhất là các nước châu Âu làm việc rất chặt chẽ, kiểm tra thường xuyên, định kỳ.

“Trong quá trình nghiên cứu về an toàn thực phẩm của mình, tôi chưa bao giờ đọc thấy thông tin cá hồi nuôi là thực phẩm độc nhất thế giới. Tôi cho rằng, đây có thể là thông tin thất thiệt, nhằm vào một thị trường cá hồi cụ thể nào đó”, ông Tề khẳng định.

cá hồi, cá hồi nuôi, thịt cá hồi độc hại, thịt cá hồi tốt nhất, tranh cãi về thịt cá hồi, cá hồi ở mỹ, cá hồi Nauy
Các chuyên gia ở Việt Nam cho rằng cá hồi lại là một trong những loại thực phẩm tốt nhất thế giới

Ông Tề cũng cho biết, ở Việt Nam cá hồi được nuôi ở những vùng nước lạnh, ví dụ như vùng Sapa, song sản lượng cá hồi của Việt Nam là không lớn.

Ông Tề cũng khẳng định thức ăn nuôi cá hồi ở Việt Nam được lấy từ nhiều hãng khác nhau, và đều đảm bảo vệ sinh an toàn. Trong đó, không có chất gây hại cho con người. Đặc biệt, trong trường hợp này, không nên lấy một tài liệu ở nước ngoài để áp vào Việt Nam và nói rằng tất cả sản phẩm cá hồi nuôi đều độc hại.

TS. Lê Thanh Lựu - chuyên gia đầu ngành về cá nước lạnh (cá hồi, cá tầm), Trưởng ban Hợp tác quốc tế và thông tin Hội Nghề cá Việt Nam, nhấn mạnh: “Thông tin trên hoàn toàn sai sự thật”.

Theo ông Lựu, thông tin mà Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) đưa ra không có cơ sở khoa học, chỉ nói chung chung.

Ở một số nước phát triển, người ta có ngành công nghệ chế biến thức ăn cho cho gia súc gia cầm và nuôi trồng thủy sản từ xương các con vật (lợn, bò) mà đã lấy hết thịt, phần thịt bạc nhạc và hoặc là những loại cá chất lượng thấp. Đây là nguồn thức ăn nuôi cá hồi rất đảm bảo.

“Cá hồi đang là một trong những thực phẩm tốt số 1 trên thế giới, đặc biệt các nước Âu Mỹ họ chỉ ăn cá hồi nuôi. Vì bảo vệ môi trường người ta không khai thác, đánh bắt cá hồi trong tự nhiên, không khai thác tận diệt. Hầu hết, họ ăn cá hồi nuôi, xã hội văn minh người ta ăn thì người ta phải nuôi”, ông Lựu khẳng định.

TS. Đỗ Trung Dũng, Trưởng khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, cho hay, qua thực tế nghiên cứu mới nhất vào năm 2015 của khoa này, những mẫu cá hồi và cá ngừ nuôi được mua tại một số siêu thị và chợ ở Hà Nội đều không tìm thấy loài ký sinh trùng nào ký sinh.

Ông cũng khẳng định, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng mình điều đó. Trong khi, theo ông được biết, ngoài khí hậu lạnh, nguồn nước nuôi cá hồi phải sạch thì cá mới sống được.

Còn về việc ăn cá hồi sống, ông Dũng cho rằng, phải đảm bảo đó là cá hồi sạch, tuy nhiên cũng cần cân nhắc vì ngay tại một nước tiên tiến như Nhật Bản cũng có phát hiện mẫu cá hồi, cá ngừ nhiễm ký sinh trùng. Cá nhân ông thì khuyên mọi người nên chế biến cá hồi chín trước khi ăn.

Như Băng (tổng hợp)

Nhìn lại những đồ dùng của 'nhà giàu' cách đây gần 30 năm

Ti vi JVC, đài cửa băng, quạt hoa sen, nồi áp suất, bàn là... những vật dụng chỉ có "nhà giàu" mới có thời kỳ những năm đầu thập kỷ 90, được trưng bày để người dân cùng ngắm và nhớ về một thời kỳ ở Việt Nam.

Kỷ niệm 30 năm công cuộc Đổi mới đất nước (1986-2016), Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức trưng bày “Đổi mới - Hành trình của những ước mơ”. Triển lãm trưng bày 200 hiện vật của thời kỳ từ năm 1986- nay.

Thông qua những tài liệu, hiện vật, tiếng nói, câu chuyện của những chính trị gia, nhà nghiên cứu và cả những người dân bình thường - những người có tầm nhìn và luôn có tinh thần đổi mới, trưng bày mong muốn giúp công chúng hiểu hơn về một giai đoạn lịch sử quan trọng, những đổi thay, thành tựu đổi mới của đất nước, từ đó góp phần nuôi dưỡng tinh thần sáng tạo, đổi mới trong mỗi người, góp sức vào sự nghiệp dựng xây và phát triển đất nước vì một tương lai tốt đẹp hơn.

nhà giàu, thời bao cấp, giai đoạn đổi mới, bàn là, nồi áp suất, quạt hoa sen

Ti vi JVC, đài cửa băng, quạt hoa sen... những vật dụng chỉ có "nhà giàu" mới có thời kỳ những năm đầu thập kỷ 90

nhà giàu, thời bao cấp, giai đoạn đổi mới, bàn là, nồi áp suất, quạt hoa sen
nhà giàu, thời bao cấp, giai đoạn đổi mới, bàn là, nồi áp suất, quạt hoa sen

Phích nước hình con mèo, hoa cúc là hình ảnh quen thuộc của Rạng Đông thời kỳ đầu Đổi mới

nhà giàu, thời bao cấp, giai đoạn đổi mới, bàn là, nồi áp suất, quạt hoa sen

Phích đá, bàn là, nồi áp suất, đèn ngủ, vật dụng chỉ có được khi gia đình có người đi lao động, học tập tại Liên Xô

nhà giàu, thời bao cấp, giai đoạn đổi mới, bàn là, nồi áp suất, quạt hoa sen
Chiếc nồi áp suất, nồi mơ ước của bao gia đình những năm 90
nhà giàu, thời bao cấp, giai đoạn đổi mới, bàn là, nồi áp suất, quạt hoa sen

Xe máy "đê đê" đỏ (DD)- ước mơ của nhiều người dân thời kỳ đầu thập niên 90

nhà giàu, thời bao cấp, giai đoạn đổi mới, bàn là, nồi áp suất, quạt hoa sen

Các em nhỏ háo hức trước sự lạ lẫm của nhiều vật dụng tại triển lãm

(Theo Tổ quốc)

Vớt được cả tấn 'vàng' dưới lòng sông hôi thối... như sông Tô Lịch

Khúc sông này thường xuyên bốc mùi hôi thối, ai đi qua cũng phải bịt mũi nhưng thật lạ, nó lại là nơi kiếm cơm của không ít người. Nguyên nhân là bởi, dưới lòng sông... "có vàng".

"Vàng" ở đây là cách người ta ví von, so sánh khi nói đến một loài vật đang sinh sống dưới lòng sông, mang lại nguồn kiếm cơm không cần bỏ vốn cho người dân - đó là giun hổ. Chính nhờ loài giun này mà con sông Tiểu Thanh Hà ở Tế Nam, Sơn Đông, Trung Quốc đang trở nên... nổi tiếng khắp cả nước.

sông Tô Lịch, giun hổ, vàng ở sông Tô Lịch

sông Tô Lịch, giun hổ, vàng ở sông Tô Lịch

Xuống sông vớt giun.

Từ ảnh chụp có thể thấy một vài người đàn ông đang bắc thang dây từ trên bờ đập để xuống sông vớt giun hổ. Với mực nước sâu chưa đến 1m do sông hiện đang đóng cửa đập ngăn nước, công việc này diễn ra thật thuận lợi.

sông Tô Lịch, giun hổ, vàng ở sông Tô Lịch

Rất nhiều người đã theo nhau đến đây vớt giun đem bán.

Mỗi ngày, mỗi một người trung bình vớt được từ 25-50kg giun trong khi trên thị trường, sản phẩm này được bán với giá 20 NDT (khoảng 70 nghìn đồng)/kg. Nhờ vớt giun trên sông Tiểu Thanh Hà, có người kiếm được cả vài triệu mỗi ngày.

sông Tô Lịch, giun hổ, vàng ở sông Tô Lịch

Những người đàn ông ngụp dưới nước để vớt giun, chỉ thò mỗi đầu trên mặt sông.

Quan sát kỹ sẽ phát hiện những người đàn ông này toàn thân mặc quần áo chống nước, ngâm mình trong nước sông bốc mùi hôi thối để vớt giun. Họ cũng quăng những chiếc lưới xuống lòng sông rồi kéo lên cả một đống bùn.

Chính từ trong đống bùn này, sau khi được lọc sạch, những con giun sẽ được giữ lại, cho vào bao.

sông Tô Lịch, giun hổ, vàng ở sông Tô Lịch

Lôi lưới lên khỏi mặt nước.

Được biết con sông Tiểu Thanh Hà từng được kỳ vọng là một tuyến đường thủy nối liền các khu vực của tỉnh Sơn Đông nhưng cho đến nay, dự án vẫn còn bỏ ngỏ, khúc sông này cũng vì thế mà ứ đọng ô nhiễm, sặc mùi hôi thối.

Nhưng cũng chính tại môi trường không sạch sẽ này, giun hổ lại sinh sôi nảy nở rất nhanh và vô tình trở thành nguồn kiếm cơm của không ít người địa phương.

sông Tô Lịch, giun hổ, vàng ở sông Tô Lịch

Giun hổ là thức ăn giàu dinh dưỡng dành cho cá.

Giun hổ được xem là nguồn thức ăn tốt nhất cho các trang trại nuôi cá bởi đây là món "khoái khẩu" của cá. Với giá bán tốt như hiện nay, rất có thể nuôi giun hổ sẽ trở thành một nghề kiếm ra tiền trong tương lai.

(Theo TTTĐ)

Nhà máy ôtô ngàn tỷ bán sắt vụn: Đại gia sạt nghiệp

Nhà máy ô tô có vốn đầu tư 1.650 tỷ đồng của Công ty cổ phần ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki) tại Mê Linh (Hà Nội) có nguy cơ trở thành đống phế liệu, sau nhiều năm bỏ không. Hơn 3 năm nay, Vinaxuki, các ngân hàng là chủ nợ của công ty, đã tìm kiếm và mời chào khách hàng nhưng chẳng ai mua.

Ô tô Vinaxuki: Ông Huyên tuổi 70, cuộc đời không như mơ
Tuổi 70 khổ ải của ông chủ ôtô Vinaxuki
Ông chủ Vinaxuki: Dại dột vẫn sản xuất ô tô

Tổng giám đốc Vinaxuki, ông Bùi Ngọc Huyên, cho biết, vấn đề ở chỗ: các doanh nghiệp ô tô tại Việt Nam không cần một nhà máy đồng bộ, vì họ chỉ là những cơ sở lắp ráp thủ công mà thôi.

Từ năm 2013, Vinaxuki đã nhiều lần đề nghị với các ngân hàng cho vay khoảng 150 tỷ đồng để vận hành nhà máy, cho ra sản phẩm, đảm bảo cho người lao động có việc làm và tránh cho các dây chuyền công nghệ kỹ thuật khỏi hư hỏng thì mới có khách mua. Còn đóng cửa nhà máy, họ chỉ mua ở dạng phế liệu. Nhưng các ngân hàng không đồng ý và khăng khăng yêu cầu bán toàn bộ nhà máy. Kết quả, chỉ có vài khách tìm hiểu và trả giá quá rẻ, ông Huyên than thở.

Thời hoàng kim

Đầu năm 2004, Nhà máy ô tô Vinaxuki đã được khởi công tại huyện Mê Linh (Hà Nội) với công suất 20.000 xe/năm, đến tháng 8/2005 thì khánh thành. Trong các năm 2006, 2007, 2008 Vinaxuki đã sản xuất trên 20 dòng xe tải với tỷ lệ nội địa hóa đạt 27% và 3 dòng xe con với tỷ lệ nội địa hóa đạt 5%.

Vinaxuki, nhà máy ô tô Vinaxuki, Công ty cổ phần ô tô Xuân Kiên, Bùi Ngọc Huyên, nội địa hóa, phế liệu, công nghiệp ô tô, tái cơ cấu vốn cho Vinaxuki,

Đến năm 2012, Vinaxuki lần đầu tiên bị lỗ 45 tỷ đồng, không có tiền trả nợ vốn vay cho các ngân hàng.

Những năm này, hoạt động của nhà máy đều có lãi. Sau 3 năm đi vào hoạt động, Vinaxuki đã thu hồi xong vốn, trả nợ xong cho các ngân hàng. Ngân hàng ủng hộ và cam kết giúp Vinaxuki tiếp tục đầu tư công nghệ cao, sản xuất các cụm phụ tùng cốt lõi và nội địa hóa ô tô.

Năm 2009, các ngân hàng đã cho Vinaxuki vay gần 300 tỷ vốn kích cầu đầu tư. Các loại xe ô tô lắp ráp đưa ra thị trường đều tiêu thụ mạnh, nhiều đại lý phải chờ đợi hàng tháng mới lấy được xe. Đời sống, việc làm của người lao động đảm bảo, được cải thiện.

Cũng trong năm 2009, hai công ty lớn của nước ngoài muốn mua 50% cổ phần của Vinaxuki, cùng với đó, có nhiều đối tác muốn hợp tác, ở các lĩnh vực sản xuất phụ tùng và lắp ráp ô tô.

Tiếp tục đầu tư, xây dựng, đến năm 2010, nhà máy cơ bản hoàn thành với hệ thống sản xuất đồng bộ từ dập chi tiết thân vỏ xe đến hàn, sơn, lắp ráp, kiểm định và đã xuất xưởng hàng loạt các sản phẩm từ năm 2011. Cùng với đó, Vinaxuki còn hợp tác với các công ty Nhật Bản để nhận chuyển giao công nghệ thiết kế thân vỏ xe công nghệ cao và xây dựng một trung tâm thiết kế các sản phẩm ô tô. Đã sản xuất xong cabin, khung gầm xe tải và thân vỏ xe khách, xe con 5 chỗ.

Vinaxuki, nhà máy ô tô Vinaxuki, Công ty cổ phần ô tô Xuân Kiên, Bùi Ngọc Huyên, nội địa hóa, phế liệu, công nghiệp ô tô, tái cơ cấu vốn cho Vinaxuki,
Xe ô tô đắp chiếu

Khó khăn bất ngờ

Khó khăn nhất mà Vinaxuki không lường trước được là xảy ra khủng hoảng kinh tế vào năm 2010. Khi đó, thị trường ô tô suy giảm, hàng ngàn xe lắp ra không bán được, giá giảm dẫn đến khó khăn trong thu hồi vốn.

Lợi nhuận giảm dần, đến năm 2012, Vinaxuki lần đầu tiên bị lỗ 45 tỷ đồng, không có tiền trả nợ vốn vay cho các ngân hàng.

Khó khăn tiếp theo là từ đầu năm 2012, các ngân hàng đồng loạt cắt, không cho vay vốn lưu động. Ông chủ Vinaxuki đã phải bán cả nhà ở, vét từng đồng trả nợ lãi ngân hàng, mong được tái cơ cấu để vay vốn lưu động. Từ đó, nhà máy không còn tiền để trả lương người lao động, không còn tiền để mua nguyên liệu, các dây chuyền sản xuất dần dần ngừng hoạt động.

Vì khủng hoảng mà Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định cho các doanh nghiệp được tái cơ cấu vốn vay. Vinaxuki đã được Ngân hàng Nhà nước, Công ty VAMC, Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng các phương án vay vốn để sản xuất và trả nợ. Năm nào, Vinaxuki cũng xây dựng và gửi phương án đến các ngân hàng, đề nghị được tái cơ cấu lại vốn đầu tư, để kinh doanh sản xuất, xin được vay vốn lưu động và hoàn trả nợ vay.

Vinaxuki, nhà máy ô tô Vinaxuki, Công ty cổ phần ô tô Xuân Kiên, Bùi Ngọc Huyên, nội địa hóa, phế liệu, công nghiệp ô tô, tái cơ cấu vốn cho Vinaxuki,

Tiếc rằng chủ trương đúng, nhưng khi thực hiện lại không có hội đồng đánh giá lại tính khả thi của dự án, không có sự kết hợp của các cơ quan chức năng trong việc xử lý nợ xấu. Thậm chí, giữa các ngân hàng thương mại nảy sinh nhiều bất đồng về tài sản đảm bảo, vốn lưu động, chẳng ai hiểu ai, còn VAMC thì mua bán nợ xấu chưa thực chất, nên Vinaxuki bị chết kẹt.

Qua hơn 5 năm “chạy” khắp các cửa, chỉ xin được tái cơ cấu vốn, được vay vài trăm tỷ vốn lưu động để sản xuất, để đảm bảo việc làm và đời sống người lao động trong lúc thị trường ô tô tăng trưởng nóng mà không được. Thị trường ô tô từ giữa năm 2013 tăng trưởng trở lại với tốc độ cao. Nhiều loại xe khan hiếm, trong lúc Nhà máy ô tô Vinaxuki có đủ năng lực nội địa hóa các dòng xe tải đạt mức 40-50%, lắp ráp xe con, xe tải nặng, xe khách mà phải đắp chiếu, thiệt hại vô kể.

Ông Huyên cho biết mới đây đã kêu cứu lên Thủ tướng Chính phủ, đề nghị cử các chuyên gia đến nghiên cứu và giúp Vinaxuki giải pháp thoát khỏi bế tắc, đắp chiếu hiện nay, tránh nguy cơ Nhà máy trở thành đống phế liệu.

Trần Thủy

Sự nghiệp đại gia dính 'hợp đồng tình cảm' với HH Phương Nga

Đại gia Cao Toàn Mỹ, người đang vướng vào vụ lùm xùm liên quan đến bản “hợp đồng tình cảm tình dục” 16,5 tỷ đồng với hoa hậu người Việt tại Nga năm 2007 là Giám đốc Công ty Cổ phần Tin học Không gian ảo Vina Cyber – doanh nghiệp vốn được biết đến với nhiều dịch vụ “lạ” như hẹn hò ăn trưa, hẹn hò tốc độ, tuyển dụng người mẫu…

Thú chơi ngông của đại ca giang hồ làm đại gia hoảng hồn
Từ nữ đại gia đến chốn lao tù... chỉ trong gang tấc
Những đại gia Việt giàu có sau khi đi tù

Công ty Cổ phần Tin học Không gian ảo (VinaCyber JSC) được biết đến là doanh nghiệp Internet được thành lập từ tháng 9/2006, trụ sở tại TP.HCM có nhiều sản phẩm, dịch vụ Internet mang tính tiên phong tại thị trường Việt Nam như dịch vụ hẹn ăn trưa, hẹn hò tốc độ, đấu giá qua tin nhắn SMS, lập website tuyển dụng người mẫu…

Sản phẩm đầu tiên của doanh nghiệp này là mạng xã hội ảo hẹn ăn trưa www.henantrua.vn, được lập ra nhằm giúp giới công sở trẻ kết bạn qua các buổi ăn trưa, gặp gỡ sau giờ làm việc.

Tiếp đến, tháng 8/2007 doanh nghiệp này cho ra mắt dịch vụ “Hẹn tốc độ” nhằm kết nối các đôi nam nữ độc thân.

Dịch vụ được xây dựng trên một chuỗi các cuộc hẹn cá nhân nhỏ. Trong mỗi cuộc hẹn, người tham gia chỉ có 3 phút để thể hiện mình với người đối diện.

Đại gia, Cao Toàn Mỹ, “hợp đồng tình cảm tình dục”, 16,5 tỷ đồng, hoa hậu người Việt tại Nga năm 2007, Phương Nga, người mẫu, chân dài, vào tù


Do dịch vụ này là mô hình tổ chức nhỏ gọn và linh hoạt nên có thể kết hợp lồng ghép với nhiều loại hình khác như hẹn tốc độ kết hợp với xem phim, hẹn tốc độ với tour du lịch nội địa, hẹn tốc độ với khiêu vũ…

Năm 2008, VinaCyber cũng cho ra mắt website tuyển dụng trong lĩnh vực thời trang, điện ảnh, âm nhạc với địa chỉ www.nguoimauviet.vn (hiện không còn hoạt động – PV). Mỗi đơn vị tuyển dụng được sử dụng một mini-website để quản lý những thông tin tuyển dụng, đăng tải hình ảnh về công ty, quản lý những ứng viên theo nhóm…

Các dịch vụ của công ty VinaCyber từng thu hút hàng chục nghìn thành viên tham gia.

Chưa hết, VinaCyber còn được biết đến là một trong những doanh nghiệp tiên phong tại Việt Nam tung ra dịch vụ đấu giá trực tuyến thông qua tin nhắn SMS từ năm 2008.

Ông Cao Toàn Mỹ đang vướng vào vụ lùm xùm liên quan đến bản “hợp đồng tình cảm tình dục” 16,5 tỉ đồng với hoa hậu người Việt tại Nga năm 2007.

Theo cáo trạng, Phương Nga (tức Trương Hồ Phương Nga, sinh năm 1987, hoa hậu người Việt tại Nga năm 2007) quen với ông Cao Toàn Mỹ, Giám đốc Công ty Vina Cyber ở quận 3, TP.HCM qua mạng xã hội Facebook.

Năm 2012 Nga khoe với ông Mỹ có quan hệ tốt trong giới địa ốc nên có thể mua một căn nhà mặt tiền đường Hùng Vương (Quận 5, TP.HCM) với giá chỉ 6 tỉ đồng trong khi giá thị trường là 8 tỉ đồng.

Ông Mỹ đồng ý mua căn nhà này và thanh toán trong thời gian 3 tháng. Nga kể lại sự việc cho Nguyễn Đức Thùy Dung (là bạn của Nga) nghe và rủ Dung tham gia chiếm đoạt tiền của ông Mỹ.

Khi nhận được 6 tỉ đồng, Nga nói căn nhà trên đường Hùng Vương không mua được mà chuyển sang giới thiệu ông Mỹ mua căn biệt thự khác tại đường Trần Não (Quận 2, TP.HCM) giá 16,5 tỉ đồng.

Ông Mỹ chần chừ chưa chuyển tiền nên Nga và Dung bàn với ông Mỹ chuyển sang mua căn nhà trên đường Nguyễn Trãi (Q.1, TP.HCM) có giấy tờ đầy đủ.

Sau khi ông Mỹ chuyển tiếp số tiền còn lại cho đủ 16,5 tỉ đồng, ngày 4/11/2013, hai bên viết biên nhận thể hiện bị cáo Nga nhận đủ tiền để mua nhà giá rẻ của một người bạn và hứa hoàn tất sang tên cho ông Mỹ sau 30 ngày.

Do sau đó không nhận được nhà như lời Nga hứa nên ông Mỹ gửi đơn tố cáo Nga.

Trước tòa, bị cáo Dung khai giữa ông Mỹ và Nga có mối quan hệ tình cảm và cả hai có làm một “hợp đồng tình cảm, tình dục”, được lưu giữ trên email. Cụ thể, từ lúc 17h đến 23h vào thứ 3, 5, 7 mỗi tuần, ông Mỹ đến nhà Nga. Ngày thứ 2, 4, 6 trong tuần, ông Mỹ ở lại từ trưa đến khuya. Bị cáo Nga khẳng định, mối quan hệ này bị vợ ông Mỹ phát hiện nên bị cáo đã chủ động cắt đứt tình cảm.

Tuy nhiên, ông Mỹ khai chỉ có quan hệ làm ăn mua nhà chứ không có mối quan hệ nào khác với hoa hậu.

Do lời khai của nạn nhân và các bị cáo mâu thuẫn nên hôm 21/9, Hội đồng xét xử đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung làm rõ.

(Theo ICTNews)

Có 2 triệu làm vốn, 9x Quảng Ninh bỏ túi 100 triệu/tháng

Khởi nghiệp từ số vốn ít ỏi 2 triệu đồng, Lưu Hoàn Mỹ đã gặt hái được nhiều thành công với thu nhập khủng.

9X đi Dream mỗi tháng kiếm 50 triệu từ làm xe độ
Kiếm trăm triệu đô từ cám, vỏ hạt điều
Cô nàng nóng bỏng và những chỗ dễ kiếm tiền

Lưu Hoàn Mỹ (SN 1995, Quảng Ninh) thường được mọi người xung quanh nhắc đến với tên gọi "cô chủ nhỏ có tài kinh doanh". Hiện tại, Mỹ có 10 đại lý và gần 20 cộng tác viên trên toàn quốc, đồng thời thường xuyên tuyển các đối tác, các đại lý vừa và nhỏ.

Khởi nghiệp, số vốn, Lưu Hoàn Mỹ, thành công, thu nhập 9x Quảng Ninh, bỏ túi, hotgirl, kiếm tiền, làm giàu

Không bằng cấp, Mỹ vẫn bỏ túi 100 triệu/tháng nhờ tài kinh doanh

Chia sẻ về cơ duyên đến với công việc kinh doanh, Mỹ hào hứng kể lại: "Được mọi người nhận xét là có khuôn mặt khá ưa nhìn nhưng nước da của mình lại đen đúa nên gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống.

Vì tự ti nên mình đã sử dụng một số loại mỹ phẩm trắng da, không ngờ có hiệu quả sau vài tháng. Tự dưng máu kinh doanh nổi lên, mình xin nghỉ học rồi về nhà tập kinh doanh mỹ phẩm. Quyết định diễn ra vô cùng chóng vánh."

Bố mẹ là công nhân, gia đình lại nghèo khó nên khi nghe tin con gái nghỉ học, cả nhà ai cũng phản đối quyết liệt vì sợ cô gái "không làm nên trò trống gì".

Tưởng rằng không nhận được bất kì sự ủng hộ nào của người thân, Mỹ sẽ quay trở lại trường học nhưng cô lại quyết định đặt cược tương lai của mình vào việc kinh doanh và bắt đầu khởi nghiệp với vẻn vẹn 2 triệu đồng tiết kiệm được.

Khởi nghiệp, số vốn, Lưu Hoàn Mỹ, thành công, thu nhập 9x Quảng Ninh, bỏ túi, hotgirl, kiếm tiền, làm giàu

Cô nàng khởi nghiệp từ 2 triệu đồng tiết kiệm được

Sau khi làm xong thủ tục thôi học, Mỹ bắt đầu những chuỗi ngày gian nan nhập hàng về bán. Cứ bán được hết hàng, có vốn thu về thì Mỹ mới dám đi lấy hàng tiếp.

Thời gian đầu chẳng có khách, người ta cứ hỏi rồi lại không mua vì chưa đủ lòng tin nên việc buôn bán cứ ế ẩm. Dần dà, bắt đầu có lác đác khách hỏi mua, rồi con số ấy cứ tăng chóng mặt.

Tuy nhiên khó khăn gặp phải cũng không ít. Kinh doanh trong lĩnh vực nào cũng vậy, luôn luôn xảy ra những mâu thuẫn và sự cạnh tranh, bởi trên thị trường mỹ phẩm online đa phần làm chủ đều là các cô gái trẻ đẹp và năng động.

Sản phẩm của Mỹ cũng bị một số đối thủ trực tiếp cạnh tranh không lành mạnh, dùng những trò tiểu xảo trong kinh doanh.

Hay những khách hàng đặt mua xong rồi lại không lấy cũng khiến Mỹ lao đao nhiều phen. Vì Mỹ có ship COD nên khách không phải chuyển khoản trước, họ không lấy thì hàng hoàn về, không những không bán được hàng mà còn phải chịu 2 lần tiền cước, rủi ro lúc nào cũng rình rập.

Khởi nghiệp, số vốn, Lưu Hoàn Mỹ, thành công, thu nhập 9x Quảng Ninh, bỏ túi, hotgirl, kiếm tiền, làm giàu

Mỹ cũng không ít lần lao đao vì gặp khó khăn, từ các đối thủ lẫn khách hàng

Để thành công như hiện tại, Mỹ đặt ra phương châm: Tự tìm tòi, đặt ra các chiến lược và mục tiêu rõ ràng cho bản thân, mỗi một tháng trôi qua là phải tự thôi thúc bản thân số tiền kiếm được phải tăng dần lên nữa, sản phẩm bán ra phải ngày càng chất lượng và hài lòng khách hàng hơn nữa.

"Khách hàng không phải là những kẻ khù khờ chính vì thế họ lựa chọn một sản phẩm chắc hẳn họ đã cân nhắc và tìm hiểu kĩ càng trước một thị trường mỹ phẩm mênh mông như hiện tại."

Mỹ cũng chia sẻ thêm, bí quyết kinh doanh của cô là luôn giữ sự tương tác qua lại với khách hàng. "Không nghiễm nhiên mà họ trở thành khách quen của mình, tuỳ thuộc vào thái độ và cách nói chuyện với khách hàng như thế nào.

Hãy đảm bảo là khách hàng được chăm sóc một cách tốt nhất, nhiệt tình nhất, đừng hời hợt với bất kì khách hàng nào dù họ chỉ mua đơn hàng nhỏ lẻ, đó là cách giữ khách tốt nhất".

Khởi nghiệp, số vốn, Lưu Hoàn Mỹ, thành công, thu nhập 9x Quảng Ninh, bỏ túi, hotgirl, kiếm tiền, làm giàu

Với Mỹ, giữ sự tương tác qua lại với khách hàng chính là bí quyết thành công

Hiện tại, mỗi tháng Mỹ thu về khoảng 100 triệu và tạo điều kiện việc làm cho rất nhiều bạn trẻ. Thậm chí ở tuổi 21, Mỹ vừa tự mua được cho mình một chiếc xe ô tô mơ ước khiến nhiều người nể phục.

(Theo Thế giới trẻ)

Thùng tiền lẻ hôi tanh gầm giường, chị bán cá khiến chồng ngã ngửa

- Cuối ngày, những đồng tiền lẻ 10.000đ, 20.000đ dính cả nước bẩn, dây mùi cá hôi tanh được chị hàng cá lọc ra, đút riêng vào chiếc thùng sơn ở dưới gầm giường, coi như tiền tiết kiệm. Sau 5 năm trời đều đặn như thế, từ thùng tiền lẻ bốc mùi khó ngửi, chị đã có trong tay cuốn sổ tiết kiệm trị giá gần 400 triệu đồng.

Vỏ dưa hấu vứt đi và cách tiết kiệm của người Nhật
Bí kíp mỗi ngày bỏ lợn 50 ngàn để 1 năm có 18 triệu tiết kiệm
Siêu tiết kiệm: Vợ chồng mỗi ngày 30 ngàn tiền đồ ăn
Thu nhập 13 triệu/tháng, chi li từng đồng vẫn không tiết kiệm được nghìn nào

Chị Nguyễn Thị Hường ở Cầu Tó (Thanh Trì, Hà Nội) chia sẻ, hai vợ chồng chị đều là dân tỉnh lẻ lên Hà Nội học đại học. Tốt nghiệp, chồng chị xin vào làm tại một viện nghiên cứu, lương hiện là 5,5 triệu đồng/tháng. Còn chị, sau một năm trời vác hồ sơ đi rải khắp nơi mà không nơi nào gọi, quá nản, chị đành bỏ ngang, ra chợ đi buôn bán cá kiếm tiền sống qua ngày.

Lúc đầu, chị nghĩ chỉ buôn bán tạm bợ thôi, khi có cơ hội sẽ đi làm đúng nghề mình học. Nhưng rồi bầu bí, sinh con đẻ cái, bận chăm con mà chẳng nhờ được ai, thế nên chị quyết định gắn luôn với cái nghiệp buôn cá này.

Vì thế, chị bắt đầu tính toán, lên kế hoạch chi tiêu cụ thể từ khoản thu nhập của hai vợ chồng để mua một căn hộ chung cư ở Hà Nội.

chị bán cá, hàng cá, tiết kiệm tiền, tiết kiệm tiền lẻ, tiền tiết kiệm, sổ tiết kiệm, mua vàng,
Chỉ tiết kiệm những đồng tiền lẻ 10.000-20.000 đồng mà sau hơn 5 năm, chị Hường đã có trong tay cuốn sổ tiết kiệm 400 triệu đồng

Theo đó, lương hàng tháng của chồng chị vừa đủ để trả tiền học cho con, tiền thuê nhà, tiền xăng xe và tiền tiêu vặt của chồng.

Những khoản chi tiêu sinh hoạt khác, như: tiền ăn hàng ngày, tiền điện, nước rồi tiền hiếu hỉ, tiền thuốc thang bệnh tật khi ốm đau đều dựa vào khoản chị kiếm được. Số còn lại dư ra chị mới dành để tiết kiệm.

Chị Hường kể, sáng nào chị cũng dậy từ 3 giờ sáng, phóng xe máy ra chợ Yên Sở nhập cá về bán. Mỗi hôm, chị nhập khoảng 50-70kg cá các loại, như chép, trôi, rô phi, trắm, mè,... chở về chợ gần nhà bán.

Bán hết, chị nhặt những đồng chẵn bỏ riêng (tiền gốc), còn tiền lẻ chị để chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, tiền thừa ra thì chị đem về đút vào chiếc thùng sơn ở dưới gầm giường.

“Tôi đút toàn tiền lẻ mệnh giá 10.000, 20.000, mỗi hôm một ít tùy theo số tiền kiếm được. Hôm nào dư nhiều thì đút nhiều, dư ít thì đút ít. Nhưng ngày ít nhất cũng được tầm 100.000, không thì 150.000 đồng, ngày kiếm được thì 200.000 đồng. Cứ tích đầy vào đó, đến cuối năm lôi chiếc thùng sơn ra đếm xem được bao nhiêu rồi gửi tiết kiệm”, chị Hường kể.

Cuối năm, khi lôi thùng tiền lẻ ra đếm, chị luôn phải bịt khẩu trang bởi thùng tiền bốc mùi rất khó ngửi.

Bởi, tiền bán cá dính đầy nước bẩn, dây mùi cá và để lâu ngày cũng bốc mùi hôi tanh. Song, cứ nghĩ đến thùng tiền lẻ mấy chục triệu đồng chị lại tặc lưỡi vui vẻ, bởi tiền nào cũng là tiền. Nhờ đó, ước mơ mua nhà Hà Nội của chị sắp thành hiện thực.

Tích cóp trong vòng 5 năm, cứ mỗi năm được trên dưới 50 triệu, chị đã có 250 triệu gửi ngân hàng. Tuy nhiên, hồi đầu tháng 5 vừa rồi, thấy giá vàng bất ngờ xuống 33 triệu đồng/lượng, chị quyết định rút toàn bộ tiền gốc và tiền lãi trước đó đã gửi ngân hàng đem đi mua 8 cây vàng, chờ giá lên rồi bán kiếm lời.

Đến đầu tháng 7, vừa hay tin vàng bất ngờ tăng vọt lên 40 triệu đồng/lượng, chị gửi vội chậu cá ở chợ cho hàng quen rồi ôm hết số vàng mình có đi bán. Tổng cộng, chị có trong tay gần 320 triệu đồng. Tính ra, chị lãi được thêm 56 triệu đồng chỉ trong vòng 2 tháng.

Sang tháng 8, chị quyết định đem toàn bộ 320 triệu, cộng với thùng tiền lẻ 60 triệu tiết kiệm từ đầu năm nhờ buôn bán khấm khá hơn, gửi ngân hàng cả thể để lấy lãi.

“Các cụ bảo năng nhặt chặt bị không sai chút nào. Sau hơn 5 năm ki cóp từng đồng lẻ, tôi đã có cuốn sổ tiết kiệm trị giá gần 400 triệu đồng, đạt hơn 1 nửa kế hoạch mua căn hộ chung cư giá rẻ. Hy vọng cứ đà này, hai năm nữa, vợ chồng tôi sẽ mua được nhà”, chị khoe.

"Mình cất tiền chồng cũng biết, nhưng toàn tiền lẻ lại để trong cái thùng sơn hớ hênh nên anh ấy cũng chẳng quan tâm mấy. Chỉ đến khi gom được 400 triệu thì chính anh áy cũng bất ngờ, ngã ngửa với cách tiết kiệm hiệu quả của vợ. Điều đó khiến mình thêm vui", chị Hường nói.

Lưu Minh

Cẩn thận kẻo có ngày người Việt không còn Bia Hà Nội

Mặc dù vậy, sắp tới đây, chiến lược đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp đang được Chính phủ quyết liệt triển khai có thể mang tới những sự thay đổi lớn.

'Cá mập' ngoại nuốt trọn thương hiệu Việt?
Bán thương hiệu quốc gia: Chọn nội hay ngoại?
Bán hết cho nước ngoài: Nguy cơ tiêu tan thương hiệu Việt

Thoái vốn Nhà nước, chắc chắn là một chiến lược đúng đắn của Chính phủ để thúc đẩy nền kinh tế thị trường. Hiện tại, Habeco, dù khó khăn hơn trong những năm gần đây, nhưng về cơ bản vẫn là một DN đầy tiềm năng và chỉ cần Nhà nước đánh tiếng bán, chắc chắn sẽ có không ít người sẵn sàng nhảy vào mua.

Đặc biệt là chỉ đạo mới đây nhất của Thủ tướng về việc yêu cầu 12 doanh nghiệp lớn trong đó có Tổng công ty Bia rượu Nước giải khát Hà Nội (Habeco) phải thoái vốn Nhà nước đang đặt ra cho hãng bia nổi tiếng của miền Bắc này yêu cầu không thể tiếp tục trì hoãn.

Vấn đề nằm ở chỗ, với quy mô DN như Sabeco và Habeco, sẽ không có nhiều DN nội địa đủ tiềm lực để nhảy vào mua cổ phần. Nếu nhà đầu tư nước ngoài được mua không giới hạn, những thương hiệu đình đám của người Việt, khả năng cao sẽ rơi vào tay của các DN nước ngoài. Chẳng cần nhìn đi đâu xa, các doanh nghiệp Thái Lan chính là những người đang thèm muốn nhất cổ phần của các DN giải khát lớn Việt Nam

Nhìn thấy trước điều này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhiều lần chỉ đạo phải có biện pháp để giữ gìn các thương hiệu quốc gia như Bia Hà Nội, Bia Sài Gòn, hay Vinamilk sau khi Nhà nước bán vốn.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào những thương vụ M&A trong quá khứ, người tiêu dùng có thể sẽ cảm thấy lo lắng cho số phận các thương hiệu bia rượu Việt.

habeco, bia hà nội, vodka xanh, thương hiệu, thoái vốn, thâu tóm, M&A, cổ phần hóa

Câu chuyện đầu tiên: Thêm “vị đắng” cho bia Hà Nội

Thương vụ của Carlsberg tại Việt Nam là một ví dụ. Năm 2009, Carlsberg “kết duyên” với Habeco thông qua thương vụ mua lại 17,23% cổ phần.

Mặc dù đã được Bộ Công Thương chấp thuận cho hãng này mua tiếp 13% vốn điều lệ để nâng tỷ lệ sở hữu lên 30%, song đến nay sau gần 5 năm, kế hoạch này vẫn bất thành.

Những lùm xùm của mối quan hệ Carlsberg – Habeco dấy lên khi ngay chính người trong cuộc bày tỏ sự “ái ngại” không muốn tiếp tục “bán mình” cho đối tác ngoại đã từng chung sống suốt 5 năm.

Một nguồn tin từ Bộ Công Thương chia sẻ, một trong những lý do khiến cho Habeco không muốn bán cổ phần cho Carlsberg bởi nguy cơ bị mất thương hiệu. Thực tế sau 5 năm hợp tác, Carlsberg chưa làm được gì nhiều cho Habeco như đã hứa. Những thỏa thuận hợp tác giữa 2 bên về đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ, thiết bị, mở rộng thị trường và nâng cấp quản trị,… đều còn bỏ ngỏ.

Trong cuộc họp Đại hội cổ đông vào năm ngoái, lãnh đạo Habeco còn bày tỏ sự “thất vọng” về sự hợp tác chiến lược với Carlsberg và cho rằng đây là “bài học xương máu”.

Chưa kể, từ khi hợp tác với Carlsberg thì tình hình kinh doanh của hãng này cũng không có nhiều khởi sắc. Dẫn chứng, kết quả kinh doanh của Habeco trong nửa đầu năm nay, doanh thu của hãng này giảm 13% so với cùng kỳ; trong khi đó lợi nhuận giảm gần 39%.

Chuyện giữa Carlsberg và Habeco chính là lý do khiến cho không chỉ bản thân Habeco mà cả Bộ chủ quản phải suy nghĩ đến việc sẽ lựa chọn phương án bán vốn Nhà nước như thế nào để những DN bia nội không bị mất đi thương hiệu quốc gia.

“Như chuyện Habeco, bán làm sao để đối tác ngoại thực sự muốn phát triển cho DN, xây dựng thương hiệu, chứ không phải chỉ tham gia vào để tận dụng cơ hội thị phần, hệ thống phân phối và có thể là nguy cơ đe dọa chính DN”, nguồn tin từ Bộ Công thương suy ngẫm.

Câu chuyện thứ hai: Mang Vodka Xanh, Nếp mới pha với rượu ngoại

Nhìn từ câu chuyện Habeco, lo ngại này của lãnh đạo Bộ Công Thương không phải là không có cơ sở, khi nói thêm về một trường hợp khác của chính công ty con trực thuộc Habeco là Công ty Rượu Hà Nội (Halico).

Vốn là thương hiệu rượu nổi tiếng đình đám một thời với sản phẩm Vodka xanh, sở hữu trong tay nhiều hệ thống phân phối, và đặc biệt là nắm trong tay miếng bánh không nhỏ trên thị trường đồ uống bình dân, Halico trở thành mục tiêu của các tập đoàn đa quốc gia săn đón.

Và Diageo – một trong những tập đoàn đồ uống có cồn lớn nhất thế giới đã vào cuộc. Năm 2012, Diageo đã mua lại 21,8 triệu cổ phần. Và đến nay, tỉ lệ nắm giữ của Diageo tại Halico đã lên tới 45,5% - một tỉ lệ cao gần đủ để chi phối hoạt động của cả doanh nghiệp.

Trước khi mua cổ phần Halico, Diageo đã có mặt tại Việt Nam và ghi dấu ấn với các sản phẩm rượu phục vụ tầng lớp trung lưu. Song, DN Anh quốc này lại gặp nhiều rào cản khi thâm nhập vào thị trường rượu bình dân vốn đang là nơi ngự trị của Halico. Vì vậy, cách tốt nhất là biến đối thủ thành đồng minh, Diageo quyết định nhảy vào mua cổ phần.

Thế nhưng, một sự trùng hợp đó là kết quả kinh doanh của Halico sau khi tác hợp với Diageo ngày càng đáng ngại. Từng lãi lớn, nhưng doanh thu và lợi nhuận của Halico những năm qua liên tục tuột dốc và phải báo lỗ 21 tỷ đồng trong năm 2015.

Lật lại tham vọng của Diageo thời kỳ đầu, sẽ thấy đằng sau sự hợp tác này có rất nhiều vấn đề cạnh tranh đáng suy nghĩ.

Đó là một đối tác ngoại có thâm niên, lại có tiềm lực về công nghệ và tài chính nhảy vào, những hoài nghi về việc thôn tính, lợi dụng kênh phân phối của Halico để bán hàng và có thể tạo nên áp lực cạnh tranh cho sản phẩm mới.

Dù chưa có lời giải chính thức cho thương vụ này, nhưng rõ ràng kết quả kinh doanh tụt dốc của Halico từ sau mối lương duyên với Diageo đã phần nào cho thấy, việc bán vốn nhà nước cho DN nước ngoài, đòi hỏi sự suy tính kỹ càng.

Ông Trịnh Đình Long, chuyên gia tư vấn thương hiệu của Công ty AMICA, cho rằng đằng sau đó, không chỉ là việc sở hữu cổ phần là bước nhanh nhất vào thị trường, mà những tham vọng đầy toan tính là không tránh khỏi.

“Người kinh doanh họ không quan tâm thương hiệu đó có là biểu tượng quốc gia hay niềm tự hào quốc gia, họ chỉ đơn giản là sẽ ưu tiên nhãn thu được lợi nhiều nhất. Bản thân những DN ngoại này cũng sở hữu những sản phẩm nổi tiếng, vì vậy việc tận dụng hệ thống phân phối sau M&A để đưa sản phẩm riêng của họ vào, là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Và như vậy đây rõ ràng đây là nguy cơ cho các thương hiệu nội” – vị chuyên gia này cảnh báo.

Theo InfoNet

Giá vàng hôm nay 24/9: Cuối tuần lên đỉnh cao nhất 2 tháng

Giá vàng hôm nay 24/9 tiếp tục đà tăng. dù mức tăng nhẹ nhưng đã kết thúc một tuần có nhiều biến động về giá. Vàng có tuần tăng giá nhiều nhất trong gần hai tháng qua sau quyết định giữ nguyên lãi suất của Fed.

Giá vàng hôm nay 23/9: Tăng không dừng, chu kỳ giá mới
Vàng xuống đáy, Putin tăng tốc gom: Đối phó với nguy cơ

Mở cửa lúc 8h25 sáng 24/9, giá vàng miếng được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết ở mức: 36,230 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,30 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng so với chốt phiên trước 20 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua và chiều bán.

Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 36,10 triệu đồng/lượng (mua vào)và 36,37 triệu đồng/lượng (bán ra). Tại Bảo Tín Minh Châu, giá bán ra là 36,29 triệu đồng/lượng, mua vào là 36,21 triệu đồng/lượng/.

Vàng thế giới niêm yết tại Kitco lúc 5 giờ (giờ VN) là 1.337USD/ounce, tăng 0,03%. Thị trường châu Á, giá vàng giao dịch ở mức 1.337,14USD/ounce tại sàn Thượng Hải.

Giá vàng giao tháng 12 tăng 13,3USD lên mức 1.344,7USD/ounce trên sàn Comex tại New York. Đây là mức chốt phiên cao nhất kể từ 7/9.

GIÁ VÀNG HÔM NAY, GIÁ VÀNG HÀNG NGÀY, GIÁ VÀNG TUẦN TRƯỚC, GIÁ VÀNG SJC9999, GIÁ VÀNG TRONG NƯỚC, GIÁ VÀNG THẾ GIỚI, DỰ BÁO GIÁ VÀNG, LỊCH SỬ GIÁ VÀNG, GIÁ VÀNG 2015, GIÁ VÀNG 2016, GIÁ VÀNG 2014, GIÁ USD, USD TỰ DO, USD CHỢ ĐEN, USD NGÂN HÀNG

Giá vàng tăng lên mức cao nhất 2 tuần qua sau khi Fed kết thúc phiên họp chính sách với quyết định giữ nguyên mức lãi suất. Nguyên nhân khiến FED chần chừ trong việc nâng lãi suất là do kinh tế Mỹ vẫn còn một số yếu kém và FED cần nhận thấy nhiều tín hiệu tích cực hơn chứng tỏ nền kinh tế phục hồi hoàn toàn, như tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 4,9% và tỷ lệ lạm phạt tăng dần tới ngưỡng mục tiêu 2%.

SPDR Gold Trust, quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới, cho biết lượng vàng do quỹ này nắm giữ đã tăng 0,69% lên 950,92 tấn và là phiên tăng thứ hai liên tiếp.

Giá vàng châu Á giảm nhẹ trong phiên chiều ngày 23/9. Tuy nhiên, kim loại quý này vẫn đang hướng đến tuần tăng giá nhiều nhất trong gần hai tháng qua.

Nhận định về thị trường, ông Wang Tao, chuyên gia của Reuters cho rằng, giá vàng giao ngay có thể ổn định ở ngưỡng hỗ trợ 1.335 USD/ounce, và sau đó trở về ngưỡng kháng cự là 1.343 USD/ounce.

Thị trường trong nước, cuối ngày hôm qua, giá vàng niêm yết ở mức 36,220 - 36,290 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra) tại Doji giảm so với đầu giờ sáng gần 100.000 đồng/lượng.

Theo Doji, những tín hiệu tích cực từ sự điều chỉnh tăng của giá vàng vẫn chưa tạo cho thị trường vàng những giao dịch đột biến. Thay vào đó thị trường vàng trong nước ghi nhận mức độ tham gia thị trường khá dè dặt của nhà đầu tư. Sự kỳ vọng vào mức giá hấp dẫn hơn khiến các nhà đầu tư kiên nhẫn chờ thêm những nhịp giá chuyển biến khả quan ở phiên kế tiếp.

Tại Công ty vàng bạc đá quý Sài gòn SJC, giá mua vào 36,09 triệu đồng/lượng- bán ra 36,33 triệu đồng/lượng.Giá vàng SJC niêm yết tại Bảo Tín Minh Châu giao dịch tại 36,23– 36,28 triệu đồng/lượng.

Nam Hải

Thành cô chủ trăm triệu từ 5 tấn khoai lang cứu ế

Cô gái Trần Mao - người giúp bà con Tây Nguyên tiêu thụ 5 tấn khoai lang Nhật ế trong vòng chưa đầy một tuần, sau gần 2 năm, đã trở thành bà chủ chuyên bán nông sản ế online, chủ của hệ thống 400 đại lý trên toàn quốc với doanh thu hàng trăm triệu đồng.

Việt Nam: Thừa nông sản 'bẩn', thiếu nông sản sạch
Bị ép giá vẫn nên xuất nông sản sang Trung Quốc
Tiêu thụ nông sản: Vừa đủng đỉnh vừa hấp tấp

Hệ thống tiêu thụ nông sản này là kết quả sau nhiều năm Trần Mao cùng những người bạn “chạy bở hơi tai” để cùng nông dân Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắk Lắk giải cứu những vụ mùa ế, từ khoai lang, cà chua, dâu tây tới cả cà rốt, bơ...

Tiêu biểu là đầu năm 2015, cô gái Tây Nguyên được cộng đồng mạng biết đến khi là người đứng ra giúp bà con trong vùng đưa cả cánh đồng khoai ế lên chợ mạng với sức tiêu thụ ấn tượng: 5 tấn khoai lang Nhật trong chưa đầy một tuần.

nông sản ế, khoai ế, chợ nông sản ế online, nông sản, Tây Nguyên, kinh doanh nông sản
Từ bán nông sản ế....

Hay trước đó 2 năm, Mao cũng chính là người nảy ra ý tưởng bứng dâu tây từ ruộng vào chậu cảnh bán khắp cả nước. Nhờ cách bán hàng sáng tạo này, nhiều hộ nông đang héo hon vì giá dâu rớt thảm, bỗng có nguồn tiêu thụ hiệu quả, giá cao.

Cô Nguyễn Thị Đức, chủ vườn dâu tại Đà Lạt cho biết, thứ quả "sang chảnh" này khi vào chính vụ vẫn rớt giá như thường, nhiều khi lãi thời vụ không đủ bù lỗ cả mùa.

Tuy nhiên, Tết 2014, nhờ gửi dâu trồng chậu cho Mao bán, nhà cô Đức đã xuất được gần 1.000 chậu dâu với giá 30.000-35.000 đồng một gốc, lãi suất ngang thời điểm trúng vụ. Cũng từ đây, phong trào gieo trồng dâu tây trong chậu cảnh lan rộng, trở thành “mốt” được ưa chuộng khắp từ Bắc vào Nam 2-3 năm gần đây.

Giúp được nhiều người, được bà con yêu mến nhưng Trần Mao chia sẻ, cô chưa bao giờ cảm nhận niềm vui trọn vẹn. Mao tâm sự: “Chờ nông sản ế mới giải cứu thì đâu có ý nghĩa gì. Tôi muốn tìm hướng đi bền vững hơn”. Đó cũng là lý do chỉ thời gian ngắn sau, bên cạnh kênh tiêu thụ nông sản trực tuyến, Trần Mao đã mở rộng hệ thống ra nhiều kênh trực tuyến khác, đồng thời nhanh chóng phát triển mạng lưới bán hàng trực tiếp trải dài từ Bắc vào Nam.

“Muốn thuyết phục bà con bám đất, bám vườn, yên tâm làm lụng thì chỉ có cách cho họ thấy một nguồn ra ổn định, một thị trường chờ đón họ với sức hấp thụ tốt và lâu bền”, Mao giải thích. Đẩy mạnh các kênh bán hàng trực tuyến là cách làm hiệu quả, đỡ tốn nhân lực, tiết giảm chi phí quảng bá mà sức lan tỏa lại lớn. Bên cạnh đó, hệ thống đại lý giúp Mao tiếp cận gần hơn với khách hàng các vùng miền, để khách trực tiếp trải nghiệm sản phẩm.

nông sản ế, khoai ế, chợ nông sản ế online, nông sản, Tây Nguyên, kinh doanh nông sản
... thành cô chủ hệ thống bán hàng nông sản.

“Thực phẩm vốn là mặt hàng nhạy cảm. Bạn có quảng bá tốt đến mấy nhưng để thực sự chinh phục khách hàng, bạn phải để họ sờ tận tay, nếm thử, ăn thử và cảm nhận”, Mao tâm sự.

Cần mẫn, kiên trì từng bước một, từ những mặt hàng nông sản chủ lực ban đầu, giờ Trần Mao có hơn 300 chủng loại sản phẩm từ thực phẩm rau, củ, quả và hơn 30 sản phẩm chăm sóc sức khỏe.

Hầu hết nguyên liệu đều được Trần Mao nhập chính từ vùng nguyên liệu quê nhà. Riêng sữa ong chúa, Trần Mao đang là kênh tiêu thụ ổn định cho hơn 80 hộ dân nuôi ong tại Lâm Đồng.

Trần Mao luôn tự coi mình là một trong những ong thợ cần mẫn, siêng năng. Nhưng với những người bạn đồng hành, từ lâu Mao đã là thủ lĩnh, cô “ong chúa” đáng học hỏi.

Trịnh Hào từng nhiều năm làm quản lý trong các hệ thống siêu thị trước khi đầu quân về với Trần Mao. Anh đánh giá cao hướng đi và cách làm khác biệt của cô gái sinh năm 1987. Cách Trần Mao làm đang từng bước tạo hiệu ứng tốt để góp phần thay đổi nền thương mại nông nghiệp trên quê hương.

Nhà sản xuất tinh dầu bạc hà- dược sĩ nổi tiếng Chu Bá Nam, người trực tiếp hỗ trợ Trần Mao sản xuất ra các loại tinh dầu bạc hà, tinh dầu hoa hồng, thuốc nam,... khẳng định, ông chọn hợp tác với Trần Mao vì nhận thấy ở cô cái tâm của một người trẻ muốn làm giàu cho quê hương, cho nông dân.

Say mê chia sẻ về mô hình "nông trại thu nhỏ" rộng gần 1.000 m2 giữa thành phố Đà Lạt, Trần Mao cho biết, đây sẽ là nơi mở rộng cửa đón du khách thập phương tới tham quan và dùng thử miễn phí tất cả các mặt hàng nông sản Tây Nguyên.

Lan Đào

Dịch vụ lạ và khối tài sản khổng lồ của đại gia Cao Toàn Mỹ

Là một trong những cổ đông sáng lập của VNG, ông Cao Toàn Mỹ từng sở hữu lượng lớn cổ phần của công ty game online này. Vào thời điểm 2008, VNG có thể được định giá 100-200 triệu USD, đồng nghĩa với việc ông Mỹ thu về 5-10 triệu USD, tương đương cả trăm tỷ đồng khi thoái toàn bộ cổ phần của mình.

Sự nghiệp đại gia dính 'hợp đồng tình cảm' với HH Phương Nga
Những cuộc chia thừa kế ầm ĩ, ngược đời của các đại gia Việt
Bắt đại gia chứng khoán 'bò né' xứ Nghệ

Thu cả trăm tỷ nhờ kinh doanh game online?

Cao Toàn Mỹ, đại gia vướng vào "hợp đồng tình ái" 16,5 tỷ đồng với Hoa hậu Việt Nam tại Nga Trương Hồ Phương Nga, được biết đến là một trong những thành viên sáng lập một công ty game ở Việt Nam, hiện hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet, xuất bản phần mềm, quảng cáo thương mại và kinh doanh trò chơi điện tử.

Trước khi nắm giữ vị trí Tổng giám đốc của CTCP Mạng tin học ảo Vina - Vina Cyber (công ty có vốn điều lệ 10 tỷ đồng, do ông Cao Toàn Mỹ sở hữu 95,25% vốn), ông Mỹ từng là 1 trong 4 cổ đông sáng lập của Vinagame - nay là CTCP VNG, công ty game online lớn nhất Việt Nam.

Cao Toàn Mỹ, Vinagame, gameonline, hoa hậu Trương Hồ Phương Nga, dịch vụ lạ, hợp đồng tình ái

Ông Cao Toàn Mỹ từng sở hữu lượng lớn cổ phần của công ty VNG

Cụ thể, VNG được thành lập năm 2004. Khi đó, ông Cao Toàn Mỹ cùng các ông Lê Hồng Minh, Trịnh Bảo và Nguyễn Thanh Bình góp 4,5 tỷ đồng. Trong đó, ông Mỹ góp 750 triệu đồng, tương đương 16,7% cổ phần và ông Lê Hồng Minh góp 2,62 tỷ đồng, tương đương 58%.

Là một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực game online, lại sớm huy động được vốn từ những quỹ đầu tư lớn như IDG Venture nên VNG đã tăng trưởng rất nhanh chóng, lợi nhuận lên đến vài trăm tỷ mỗi năm. Vào năm đỉnh cao 2012, lợi nhuận của VNG thậm chí còn đạt trên 1.000 tỷ đồng.

Qua các đợt tăng vốn chào bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, giá trị của VNG đã tăng lên nhanh chóng nhưng tỷ lệ sở hữu của những thành viên sáng lập đã giảm đi đáng kể. Với ông Cao Toàn Mỹ, tỷ lệ sở hữu có thể xuống còn khoảng 4-5%.

Tuy nhiên, ông Mỹ cùng 2 thành viên sáng lập khác đã rời khỏi VNG từ khá sớm, vào khoảng đầu năm 2008.

Theo một số chuyên gia am hiểu trong lĩnh vực công nghệ, vào thời điểm 2008, VNG hoàn toàn có thể được định giá từ 100-200 triệu USD; đồng nghĩa với việc ông Mỹ có thể thu về từ 5-10 triệu USD, tương đương cả trăm tỷ đồng khi thoái toàn bộ cổ phần của mình.

Thời đỉnh cao, VNG từng được định giá lên tới cả tỷ USD. Theo các giao dịch gần nhất, giá trị của công ty này hiện vào khoảng 700-800 triệu USD. Nếu ông Mỹ bán cổ phần muộn hơn thì số tiền thu về sẽ cao hơn nhiều.

Cao Toàn Mỹ, Vinagame, gameonline, hoa hậu Trương Hồ Phương Nga, dịch vụ lạ, hợp đồng tình ái

Bỏ game, đại gia làm dịch vụ "lạ"

Sau khi rời khỏi VNG, ông Mỹ kinh doanh nhiều lĩnh vực như quản lý, cung ứng lao động; công nghệ thông tin; dịch vụ kết bạn qua Internet; vận tải hành khách đường bộ; mua bán bất động sản; dịch vụ tuyển chọn người mẫu, diễn viên,...

Công ty VinaCyber do ông Mỹ làm Tổng Giám đốc thành lập từ 9/2006, trụ sở đặt tại TP.HCM, cung cấp nhiều dịch vụ, sản phẩm như Hẹn ăn trưa, Hẹn hò tốc độ nhằm kết nối các bạn nam nữ độc thân.

Chẳng hạn, với mạng xã hội ảo hẹn ăn trưa, đối tượng mà VinaCyber hướng tới là nhân viên công sở trẻ, giúp họ kết bạn online và cả gặp mặt trực tiếp. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, website này không còn hoạt động.

Dịch vụ hẹn hò tốc độ được xây dựng trên một chuỗi các cuộc hẹn cá nhân nhỏ. Một sự kiện hẹn hò tốc độ thường kéo dài từ 2-3 giờ đồng hồ. Phần quan trong nhất của sự kiện là hẹn hò, mỗi cá nhân sẽ có từ 10 đến 15 cuộc hẹn với người khác giới với khoảng thời gian từ 3-6 phút cho mỗi cuộc hẹn.

Trong mỗi cuộc hẹn, người tham gia chỉ có 3 phút để thể hiện mình với người đối diện. Trong khoảng thời gian này người tham gia sẽ phải tìm cách gây ấn tượng và chọn cho mình đối tượng phù hợp

Theo VinaCyber, đối tượng tham dự Hẹn hò tốc độ chiếm trên 50% là "dân văn phòng" - những người có công ăn việc làm ổn định nhưng cuộc sống luôn bận rộn, môi trường làm việc đồng giới.

Loại hình hẹn hò này khá phổ biến của giới trẻ Anh, Mỹ, Úc. Tại Việt Nam, "Hẹn hò tốc độ" đã được manh nha từ một số cuộc sinh hoạt, giao lưu nhưng VinaCyber JSC là đơn vị đầu tiên tổ chức loại hình hẹn hò này theo kiểu dịch vụ.

Hẹn hò tốc độ ở Việt Nam được tổ chức tại các quán cà phê có không gian lãng mạn, yên tĩnh còn các nước khác có thể là quán cà phê, nhà hàng hoặc thậm chí là Câu lạc bộ đêm.

Ngoài 2 dịch vụ trên, công ty ông Mỹ còn lập website tuyển dụng trong lĩnh vực thời trang, điện ảnh, âm nhạc người mẫu. Website này cho phép mỗi đơn vị tuyển dụng được sử dụng một mini-website để quản lý những thông tin tuyển dụng, đăng tải hình ảnh về công ty, quản lý những ứng viên theo nhóm. Tuy nhiên, hiện địa chỉ này đã không còn hoạt động.

PV (tổng hợp)

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

Smart Condotel - Mô hình BĐS ‘cực hot’ tại Đà Nẵng

Tiên phong ứng dụng công nghệ nhà thông minh vào các Condotel, Coco Skyline Resort tại Tổ hợp du lịch - giải trí Cocobay Đà Nẵng được các nhà đầu tư đánh giá rất cao bởi tính sáng tạo, độc đáo, thu hút khách du lịch nhất là giới trẻ.

Đón đầu xu thế

Ý tưởng về một ngôi nhà thông minh được quản lý bởi trí tuệ nhân tạo đã manh nha từ khá lâu, tuy nhiên mãi đến năm 2016 mới thực sự được biết đến một cách rộng rãi. Có thể nói, công nghệ tưởng chừng chỉ có trong các bộ phim khoa học viễn tưởng nay đã trở thành sự thật. Tất nhiên, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó.

Để đón đầu trào lưu nhà ở thông minh đang nhận được sự quan tâm cực lớn từ cộng đồng, ngay từ năm 2014, chủ đầu tư của hàng loạt dự án bất động sản cao cấp đã mạnh dạn đưa công nghệ smart home vào các căn hộ của mình.

Có thể thấy, đây là một chiến lược vô cùng sáng suốt, bởi giá trị của những căn hộ thuộc các dự án này đã gia tăng nhanh chóng, bởi rất nhiều nhà đầu tư vẫn sẵn sàng chi ra một số tiền không nhỏ để được tận hưởng một không gian sống trên cả tuyệt vời. Đặc biệt, họ có thể quản lý ngôi nhà của mình chỉ bằng một chiếc smartphone.

Theo ghi nhận, khu phức hợp Coco Skyline Resort tại Tổ hợp du lịch - giải trí Cocobay Đà Nẵng là công trình tiên phong ứng dụng công nghệ Smart Condotel. Đây là mô hình căn hộ khách sạn tiên tiến được các nhà đầu tư đánh giá rất cao bởi tính sáng tạo, độc đáo, thu hút khách du lịch nhất là giới trẻ.

vietnamnet

Coco Skyline Resort là dự án thành phần do Empire Group làm chủ đầu tư, thuộc siêu Tổ hợp du lịch và giải trí Cocobay Đà Nẵng trải dài trên khuôn viên có diện tích lên đến 31ha, được “ôm trọn” bởi bờ biển trãi dài 600m, sông Cổ Cò và tọa lạc tại “tuyến đường vàng du lịch năm sao” - đường Trường Sa nối liền 2 thành phố du lịch Đà Nẵng - Hội An.

Smart Condotel Coco Skyline Resort có gì đặc biệt?

Sở dĩ Coco Skyline Resort tại Cocobay Đà Nẵng thu hút sự quan tâm cực lớn từ các nhà đầu tư như vậy là bởi sự mới lạ của loại hình căn hộ khách sạn vô cùng độc đáo này, khi mà chủ sở hữu thông qua đơn vị vận hành vừa có thể cho khách du lịch thuê lại căn Condotel của mình, vừa có thể được tận hưởng miễn phí những chuyến du lịch với chất lượng dịch vụ đẳng cấp.

Không dừng lại ở đó, tất cả các Condotel tại Coco Skyline Resort đều được thiết kế với tầm nhìn hướng biển tuyệt đẹp, đồng thời được ứng dụng công nghệ thông minh Smart Condotel cực kỳ hiện đại, cho phép du khách điều khiển màn, khóa cửa, hệ thống chiếu sáng, tivi, điều hòa nhiệt độ chỉ bằng một cái chạm nhẹ trên smartphone.

Coco Skyline Resort bao gồm 2 tháp S1 và S2 với 637 căn Condotel mang phong cách trẻ trung, năng động. Tất cả đều được trang bị đầy đủ nội thất đẳng cấp đạt chuẩn 4 sao với xu hướng hiện đại, tối giản và tinh tế.

vietnamnet

Đáng chú ý là các căn Condotel Studio kép lần đầu tiên có mặt tại Đà Nẵng với tầm nhìn rộng mở đến tận chân trời, trước mặt Biển Đông thoáng đãng và được bao quanh bởi hai sân golf đẳng cấp thế giới, cho không gian lưu trú hài hòa với thiên nhiên và tràn đầy năng lượng. Loại căn 1 phòng ngủ và 2 phòng ngủ cũng có tầm nhìn không giới hạn với thiết kế ban công, cửa sổ đón những cơn gió dịu mát và nắng ấm miền biển.

Ngoài ra, tại Coco Skyline Resort được đầu tư các tiện ích vượt trội phục vụ cho chuyến du lịch hoàn mỹ. Trước tiên, phải kể đến hồ bơi cực đẹp, sân chơi trẻ em vừa rèn luyện sức khỏe vừa mang tính giáo dục tinh thần đồng đội cho các bé, sân bóng rổ, phòng tập gym trên tầng thượng tháp S2 và Roof top café sang trọng tầng thượng tháp S1. Kế đến là hàng trăm hoạt động dịch vụ giải trí tại Cocobay, đáp ứng nhu cầu đa dạng, đa phong cách và thời thời thượng của du khách lưu trú.

vietnamnet

Chính những đặc điểm vượt trội này nên không khó hiểu khi Coco Skyline Resort đang là tâm điểm bất động sản du lịch - giải trí được cả giới đầu tư và khách du lịch mong chờ ở Việt Nam, nhất là sau sự kiện Lễ hội Sắc màu Nhiệt đới Cocofest hoành tráng đã diễn ra tại Cocobay, từ ngày 26-28/8/2016.

Với tầm nhìn chiến lược của chủ đầu tư là Empire Group, Coco Skyline Resort hứa hẹn sẽ là dự án bất động sản du lịch và giải trí cực kỳ hấp dẫn dành cho các nhà đầu tư, nơi mà họ có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng, tiến độ cũng như khả năng sinh lợi không thể tuyệt vời hơn.

Ngọc Minh

Giá vàng hôm nay 12/9: Nỗi sợ hãi đẩy vàng lùi sâu

Giá vàng đang lên xuống nghe ngóng thông tin tăng lãi suất từ Fed trong tháng 9. Vàng vẫn tiếp tục giảm đều, lùi sâu sau khi chạm mốc cao nhất 3 tuần.

Giá vàng hôm nay 11/9: Tăng lên cao nhất 3 tuần qua
Giá vàng hôm nay 10/9: Liên tiếp giảm, về sát 36 triệu

Mở cửa lúc 8 giờ sáng, giá vàng miếng được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết ở mức: 36,23 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,30 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 10 nghìn đồng so với chốt phiên cuối tuần qua.

Tại Công ty SJC, giá vàng mua vào 36,09 triệu đồng/lượng, ở chiều bán ra có mức giá là 36,36 triệu đồng/lượng. Tại thị trường TP.HCM, chiều bán ra niêm yết ở mức giá 36,40 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới ở cùng thời điểm là 35,55 triệu đồng/lượng.

Vàng thế giới niêm yết tại Kitco lúc 5 giờ (giờ VN) là 1.328,20 USD/ounce, giảm 0,4%. Thị trường châu Á, giá vàng giao dịch ở mức 1.341,18 USD/ounce tại sàn Thượng Hải.

Tại DOJI, giá vàng SJC niêm yết chiều qua là 36,24 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,31 triệu đồng/lượng (bán ra). Tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn, giá vàng mua vào là 36,09 triệu đồng/lượng và bán ra là 36,38 triệu đồng/lượng.

Trên thị trường thế giới, tuần qua, giá vàng có xu hướng tăng đầu tuần, giảm dần về cuối tuần. Theo đó có thời điểm giá vàng thế giới chạm ngưỡng 1352.6 USD/ ounce ở phiên Mỹ tối hôm thứ ba, rồi trùng dần về về mức thấp hơn.

Sau khi chạm mức cao nhất trong 3 tuần, giá vàng đã giảm do đồng USD tăng mạnh. Kỳ vọng từ việc Fed tăng lãi suất đã tác động tới đồng bạc xanh. Nguyên nhân do các nhà đầu tư chốt lời sau khi giá vàng tăng mạnh nhất 2 tháng khi số liệu kinh tế thất vọng đã kéo giảm triển vọng nâng lãi suất của FED.

GIÁ VÀNG HÀNG NGÀY, GIÁ VÀNG TUẦN TRƯỚC, GIÁ VÀNG TRONG NƯỚC, GIÁ VÀNG THẾ GIỚI, DỰ BÁO GIÁ VÀNG, LỊCH SỬ GIÁ VÀNG, GIÁ VÀNG 2015, GIÁ VÀNG 2016, GIÁ VÀNG 2014, GIÁ USD, USD TỰ DO, USD CHỢ ĐEN, USD NGÂN HÀNG, GIÁ VÀNG HÔM NAY, GIÁ VÀNG SJC 9999

Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần vừa qua, tại thị trường New York, giá vàng thế giới giao ngay giảm 0,67% xuống 1.329,02 USD/ ounce. Giá vàng giao tháng 12/2016 trên sàn Comex cũng giảm 7,1 USD, hay 0,53%, xuống 1.334,5 USD/ ounce.

Theo khảo sát, khoảng 46% ý kiến các chuyên gia cho rằng giá vàng sẽ giảm trong tuần tới, trong khi 27% dự đoán giá vàng tăng và cũng 27% có quan điểm trung lập về giá vàng.

Theo kết quả khảo sát của Wall Street, chỉ có 27% chuyên gia tin rằng giá vàng tuần tới sẽ tăng, còn có 47% chuyên gia nhận định giá vàng tuần tới đi xuống, 27% thể hiện thái độ trung lập.

Chuyên gia của Morrison on the Markets đánh giá USD sẽ tăng và đây không phải là tín hiệu tốt cho vàng. Giá vàng tuần này có thể rơi xuống mức 1,320 USD/ounce và thậm chí là xuống đến 1310 USD/ounce.

Nam Hải

Giá vàng hôm nay, giá vàng SJC trong nước, giá vàng thế giới

Giá vàng trong nửa đầu năm 2016 ghi nhận mức tăng lớn nhất trong hàng chục năm qua do Mỹ trì hoãn tăng lãi suất và thế giới gặp nhiều biến động, trong đó có sự kiện Brexit.

Đoàn Văn Vươn, ông nông dân "dị biệt"

Vịt biển Đoàn Văn Vươn giờ đã trở thành một thương hiệu và luôn trong tình trạng cháy hàng. Điều gì đã tạo nên một thương hiệu như vậy?

Đoàn Văn Vươn kể chuyện nuôi vịt biển sạch
Vịt biển Đoàn Văn Vươn 'cháy hàng'
Ông Đoàn Văn Vươn tính mở nhà hàng vịt biển
Ông Đoàn Văn Vươn tiếp thị vịt biển ở Hà Nội

Chúng tôi tìm đến nhà ông Đoàn Văn Vươn vào một sáng mùa thu tháng Chín, chủ yếu là vì tò mò sau khi đã nhận được quà tặng là một chục trứng vịt biển đóng dấu “trứng vịt biển Đoàn Văn Vươn” được một người bạn gửi tặng lên văn phòng. Trước cuộc gặp tôi đã tìm hiểu khá nhiều thông tin về ông Vươn trên internet, chủ yếu là các thông tin xoay quanh câu chuyện giữ đất ở Tiên Lãng. Trong hình dung của tôi, ông Vươn chắc hẳn cũng thuộc hàng “có máu mặt”, trái lại, đón tiếp chúng tôi là một gương mặt khá hiền hậu nhưng rắn rỏi và nụ cười luôn nở trên môi.

Màn chào hỏi được bắt đầu khi ông đưa cho chúng tôi tấm card visit, một tấm card khá đặc biệt với tên Đoàn Văn Vươn ở trên cùng được ghi in hoa, dưới chỉ có vỏn vẹn hai chữ “nông dân” được in mực đỏ khá trang trọng và dưới cùng là số điện thoại.

Ông Đoàn Văn Vươn và đàn vịt 10 ngày tuổi, các đàn vịt theo từng độ tuổi được nuôi riêng để tiện việc xuất chuồng

Khép lại những chương buồn, vịt biển đến như một cái duyên

Tầm này tròn một năm ông Vươn ra tù, sau 3 năm 7 tháng 25 ngày thụ án tại trại giam vì “chống lại chính quyền”. Quá khứ đã khép lại đằng sau, giờ đây ông say sưa kể về trại vịt biển, đầm tôm và các dự án mở rộng thực phẩm sạch. Chỉ một năm, từ 100 con vịt giống được một người bạn không quen biết tặng mà giờ đây đầm vịt của ông Vươn đã nhân giống ra thành 5.000 con. “Người lạ” đó là anh Nguyễn Viết Hồng, một cán bộ làm việc trong ngân hàng 8 năm nhưng bỏ dở và chuyển sang ngành vịt giống, giờ anh Hồng là một trong những cánh tay phải giúp ông Vươn trong việc phân phối thực phẩm sạch.

đoàn văn vươn, nông dân đoàn văn vươn, nông dân dị biệt, vịt biển, thương hiệu vịt biển, tôm sạch

Ông Vươn tâm sự, những chương buồn trong cuộc đời đã khép lại, giờ đây ông chỉ mong muốn có chỗ làm ăn yên ổn, những gì ông ấp ủ trước đây làm thực phẩm sạch có thể kích hoạt và mở rộng cho bà con ở vùng quê.

Thời gian đầu mới về mọi thứ còn bỡ ngỡ, nhưng chỉ 1 tuần sau khi nhận được cú điện thoại của anh Hồng và nhận 100 con vịt giống đầu tiên, ông Vươn bắt tay vào guồng quay công việc. Chỉ 1 tháng sau, ông muốn nhân lên 1.000 con mặc dù rất nhiều người thân và bạn bè can ngăn. Ông Vươn tâm sự, không phải bây giờ ông mới nuôi vịt, từ những năm 1989 ông đã có kinh nghiệm nuôi vịt ở nhà nhưng tất nhiên quy mô không lớn như thế này. Ông Vươn cũng đã từng đi học đại học tại chức Nông nghiệp và tự mày mò nghiên cứu về việc làm thực phẩm sạch.

Bản thân ông khi nuôi vịt cũng nghiên cứu làm thế nào để không ảnh hưởng đến môi trường và không dùng thuốc kháng sinh cho vật nuôi, thức ăn cho vịt của ông tự trộn theo một công thức riêng ông tự nghiên cứu. Rất tình cờ, một người bạn đã mách cho ông Vươn sử dụng men vi sinh có chứa probiotics dạng bào tử bền nhiệt của Biospring trộn vào thức ăn cho vịt, ban đầu chỉ với mục đích bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên hiệu quả của việc sử dụng men có chứa probiotics lại vượt mong đợi của ông Vươn, con vịt lớn với sức đề kháng tốt, thịt vịt không bị hôi và đặc biệt chất thải của vịt lại là nguồn thức ăn cho đầm tôm và thủy sản. Trong chất thải của vịt có cả chủng vi sinh tốt tiêu diệt các vi sinh có hại trong môi trường, đã giúp các loại tôm tự nhiên và tôm nuôi, và các loại cá phát triển rất tốt, chất lượng rất ngon, ông Vươn kể, đầm thủy sản của ông đã được tái tạo lại gần như thời kỳ sơ khai, tôm càng râu, tôm he, đều xuất hiện ở trong đầm của ông.

đoàn văn vươn, nông dân đoàn văn vươn, nông dân dị biệt, vịt biển, thương hiệu vịt biển, tôm sạch

Những con tôm he bằng bàn tay xuất hiện trong đầm

Việc nuôi vịt cũng là cả một quá trình. Ban đầu ông nuôi vịt gần 60 ngày, mang ra thịt thấy vịt còn nhiều mỡ, sau đó ông điều chỉnh dần và theo dõi từng thời điểm để tìm ra quy luật vịt ngon nhất phải đạt chuẩn 90 ngày. Con vịt biển được ăn thức ăn có trộn thóc ngâm và men vi sinh có lợi nên thịt dai giòn, cho dù có mỡ cũng không bị ngấy. Chính chất lượng của con vịt đã "hữu xạ tự nhiên hương".

Vịt biển Đoàn Văn Vươn

Đàn vịt của ông Vươn hiện nay đã lên đến 5.000 con, sau gần 1 năm nuôi. Mặc dù vậy ông luôn trong tình trạng phải báo cháy hàng. Khi tôi hỏi liệu ông có lo ngại sau này sản phẩm vịt của ông bị người ta làm giả thương hiệu “vịt Đoàn Văn Vươn” ông xử lý sao? Người nông dân này đã làm một cách khá khác biệt là không phân phối ồ ạt mà chỉ độc quyền phân phối cho một cửa hàng Hellomam trên Hà Nội để điều tiết và một cửa hàng bán thịt sống để họ cùng đồng hành với ông trên con đường xây dựng thương hiệu.

Ông cũng không giữ khư khư mọi bí quyết của mình, sau này khi quy mô đủ lớn ông sẽ để bà con xung quanh nuôi gia công, nhưng chỉ nuôi thời kỳ đầu, sau đó chuyển về cho ông để tránh trường hợp bà con nếu bơm thuốc trộn ngoài vào thì sau 1 tháng con vịt cũng tự đào thải ra ngoài, “thế mới giữ được chất lượng bởi thương hiệu của mình là chất lượng”, ông Vươn tâm sự.

Tại sao tôi gọi ông Vươn là một nông dân “dị biệt” bởi tầm nhìn của ông khác xa với những nông dân thông thường. Ngoài việc tự nghĩ trộn thức ăn như thế nào, làm thế nào đảm bảo chất lượng, mở rộng thương hiệu, những gì ông đã làm khiến người ta rất nể phục. Đầm vịt và đầm tôm của ông Vươn cách bờ biển không xa, những năm trước đây khi nào Tiên Lãng có bão thì chỉ một hôm tất cả đều bị cuốn trôi sạch. Rất nhiều người đã nghĩ phải làm thế nào để trồng cây đước chống bão nhưng thời gian đó cây đước không thể lớn nổi do bị sóng đánh. Với sự quyết tâm cao độ, ông Vươn đã tự mày mò và tự trồng được rừng đước bán kính 2km quanh khu vực đầm, từ đó trở đi cho dù có mưa bão đầm vịt và đầm tôm của ông đã được rừng đước bảo vệ.

Tiếp xúc với Đoàn Văn Vươn, có lẽ không chỉ tôi mà tất cả những người trong đoàn đều nhận thấy đây là một con người không dễ bị khuất phục, ý chí vươn lên của ông trong mọi hoàn cảnh khiến người ta nể phục. Nể cả ở cái cách sinh hoạt trong gia đình, ông Vươn và em trai Đoàn Văn Quý sau khi đi tù về ở chung dưới một mái nhà rất hòa thuận. Mái nhà khi hai người đàn ông trong gia đình phải đi thụ án thì hai người đàn bà cùng những đứa con ở nhà cùng nhau xây dựng. Họ, những con người ấy giờ chỉ thấy niềm vui khi gia đình sum vầy, và những con vịt, con tôm của họ được thị trường đón nhận. Xã hội cần những con người làm thật, làm sạch như thế.

Theo Nhịp Sống Số